Khám phá Ibaraki: Thế giới Robot

    Những người yêu robot trên thế giới hẳn biết đến nhà khoa học và cũng là nhà nghiên cứu, chế tạo robot nổi tiếng Nhật Bản – Tomotaka Takahashi, thuộc đại học Kyoto cùng câu nói ấn tượng: “Trong vòng 15 năm tới, mỗi người sẽ muốn sống cùng  (hoặc sở hữu) một con robot”. Và khi bước vào không gian trưng bày những phát minh, sáng chế của AITS – đặc biệt trong lĩnh vực robot – sẽ cảm rõ câu nói của giáo sư Tomotaka khi mọi hoạt động trong đời sống con người, robot đều có thể tham gia cùng để hỗ trợ, giúp đỡ làm việc, thậm chí chia sẻ cả về tình cảm, tạo mối gắn kết đậm tính khoa học giữa con người – robot.

    AITS được hệ thống và thành lập năm 2001 từ sự sát nhập của 15 Viện nghiên cứu thuộc ngành Công nghiệp Khoa học kỹ thuật Nhật Bản, trong số đó có những Viện có tuổi đời hơn 100 năm như Viện nghiên cứu địa chất Nhật Bản ra đời năm 1882. Hiện AITS có đến 2.000 nhà nghiên cứu làm việc trong 5 phân ban và hai trung tâm. Những phát minh của các nhà nghiên cứu đều được thể hiện trong phòng trưng bày riêng của AITS, và được chia thành các mảng như năng lượng và môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và nhân tố con người, vật liệu và hoá học.

    mô hình robot

    Ấn tượng hơn cả là không gian trưng bày robot phục vụ đời sống con người thuộc mảng Công nghệ thông tin và nhân tố con người. Với tiêu điểm là các robot giúp việc nhà, làm nội trợ. đến những robot có thể bắt chước cử chỉ, điệu bộ con người, giúp người điều khiển hoặc vận hành xe cộ một cách an toàn, thậm chí thay thế vật nuôi bằng robot hình chú cún xinh, có thể đọc được suy nghĩ, cảm xúc của người để đáp lại bằng các cử chỉ từ ánh mắt, tiếng kêu, hoặc biểu lộ niềm vui tương xứng. Do tiếp cận gần gũi với người nên các robot này được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, AITS lập hẳn một trung tâm an toàn về robot để tiến hành thử nghiệm khi dùng trong đời sống con người trước khi đưa ra với thị trường sử dụng đại chúng.

     Những robot hỗ trợ con người

    Những robot hỗ trợ con người trong lao động và y tế được chú ý hơn cả, thử tưởng tượng khi khoác lên mình bộ trang phục robot, và thế là trở thành một siêu nhân khi chỉ với một tay có thể mang trọng lượng dưới 180kg mà cơ bắp không có cảm giác đang phải mang vật nặng. Đặc biệt hơn, robot Cyberdyne đầu tiên trên thế giới có thể đọc được suy nghĩ của sự vận động cơ bắp, từ đó giúp ích cho những người khuyết tật, bị tai biến dẫn đến liệt các chi, có thể giúp chi cử động và di chuyển theo suy nghĩ tác động lên các cụm cảm biến gắn vào các đầu cơ ở khuỷ tay, đầu gối, hỗ trợ các bệnh nhân trong việc điều trị bại liệt.

     Những robot hỗ trợ con người

    17/05/2015

    BÀI & ẢNH: NGUYỄN ĐÌNH

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!