Hướng dẫn thuê cục phát wifi và eSIM khi du lịch ở Nhật
Để có thể tận hưởng nước Nhật một cách trọn vẹn thì ngoài kế hoạch du lịch được chuẩn bị chi tiết, thì một chiếc điện thoại luôn được “đầy sóng” là điều bắt buộc phải có để bạn có thể yên tâm đi đến bất cứ đâu. Chính vì thế, việc thuê cục phát wifi hay mua SIM 4G là phương án tối ưu được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, Nhật Bản lại không có nhiều nơi phát wifi miễn phí như Việt Nam, nên nếu bạn vẫn cho rằng chỉ cần vào quán café hay trung tâm mua sắm là có thể dùng wifi thì bạn hoàn toàn sai lầm. Mặc dù cũng có một vài cửa hàng phát wifi nhưng tốt nhất là bạn hãy chuẩn bị tinh thần “đối mặt” với tình trạng wifi khan hiếm. Mặt khác, thủ tục sử dụng wifi trả trước lại khá phức tạp và khó khăn với người nước ngoài.
Để việc kết nối mạng không bị gián đoạn, thì những người yêu thích sự xê dịch sẽ tìm đến các giải pháp thuận tiện hơn đó là sử dụng cục phát wifi hoặc SIM/eSIM.
So sánh cục phát wifi và eSIM
Cục phát wifi là gì?
Đây là một thiết bị nhỏ gọn, chạy bằng pin, hoạt động giống như một chiếc điện thoại di động được sử dụng riêng để truyền dữ liệu, cho phép kết nối với mạng di động để truy cập internet.
Sau khi kết nối, nó sẽ chuyển các tín hiệu nhận được thành tín hiệu wifi mà các thiết bị khác có thể sử dụng. Tùy thuộc vào kiểu máy, cục phát wifi có thể hỗ trợ mạng 3G, 4G hoặc thậm chí 5G, đảm bảo kết nối Internet tốc độ cao. Một số kiểu máy cũng cho phép nhiều kết nối đồng thời, nghĩa là bạn có thể chia sẻ dữ liệu với bạn bè hoặc nhiều thiết bị.
Vì sự nhỏ gọn mà máy có thể bỏ vừa túi xách, cung cấp cho bạn khả năng truy cập Internet dù bạn đang ở bất kì đâu, như ngồi cà phê ở thủ đô Tokyo hay đang trên đường leo núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, nó có những cân nhắc về thời lượng pin. Mặc dù hầu hết các thiết bị wifi bỏ túi đều cung cấp thời lượng pin lên tới 10-20 giờ nhưng mức sử dụng có thể thay đổi tùy theo số lượng thiết bị được kết nối và tính chất của các hoạt động đang được thực hiện.
Bên cạnh đó, để có thể cùng sử dụng wifi thì mọi người trong nhóm cần đi chung với nhau, nếu có một người tách ra đi riêng thì khó có thể bắt được wifi.
ESIM là gì?
SIM ảo không cần thẻ vật lý, eSIM được tích hợp trong thiết bị và có thể được lập trình cho các mạng khác nhau. SIM cung cấp phạm vi phủ sóng cục bộ tùy thuộc vào phạm vi mạng của nhà cung cấp bạn chọn, nên đôi khi mạng sẽ mạnh ở khu vực thành phố nhưng hơi yếu nếu đến khu vực nông thôn.
Khác với cục phát wifi, thì SIM sẽ chỉ có tác dụng trên một máy, nhưng với những chuyến du lịch ngắn hạn tới một quốc gia thì SIM có thể tiết kiệm và dễ sử dụng hơn.
Vậy sản phẩm nào là phù hợp với bạn?
Nếu bạn là khách du lịch một mình đến thăm một quốc gia trong vài ngày và không có kế hoạch sử dụng nhiều dữ liệu, SIM có thể là lựa chọn đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất.
Nếu bạn đi du lịch cùng gia đình với nhiều thiết bị và luôn đi cùng nhau thì cục phát wifi có thể thiết thực hơn. Nó cho phép mọi người kết nối Internet mà không cần thẻ SIM riêng lẻ.
Nếu bạn đang thực hiện một chuyến đi dài hơn ở nhiều quốc gia, thẻ SIM toàn cầu hoặc thiết bị phát wifi có thể giúp bạn tránh khỏi rắc rối khi mua thẻ SIM địa phương mới ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hãy nhớ so sánh chi phí vì các gói dữ liệu quốc tế có thể đắt tiền hơn.
Hãy nhớ rằng, sự lựa chọn tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân và tính chất chuyến đi của bạn. Xem lại các lựa chọn của bạn trước khi đi du lịch để đảm bảo bạn luôn kết nối trong suốt hành trình của mình.
Cách để thuê cục phát wifi và eSIM ở Nhật
Bạn có thể tham khảo mức giá, dung lượng để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng:
- Cục phát wifi (https://www.japan-wireless.com/vn/rates)
- ESIM (https://www.japan-wireless.com/esim/vi?via=kilala)
Các bước đăng ký cục phát wifi và eSIM đều tương tự như nhau. Tuy nhiên, đối với eSIM bạn cần kiểm tra xem điện thoại của mình có thể sử dụng không, bằng cách vào phần Cài đặt => Di động, nếu trong phần này có “Thêm eSIM” thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng (đối với Iphone).
Bước 1: Đặt và thanh toán
Số ngày thuê được tính theo ngày trên lịch. Thời gian thuê của bạn bắt đầu từ 0:00 ngày lấy hàng bất kể thời điểm lấy hàng hoặc kích hoạt thiết bị thực tế. Vd: Nếu bạn lấy hàng vào ngày 01/01 lúc 17h00 và thời gian trả gói hàng (trả hàng vào thùng thư) là vào ngày 05/01 lúc 13h00, thì thời gian thuê được tính là 5 ngày.
Sau khi quyết định được mình sẽ sử dụng cục phát wifi hay SIM thì bạn sẽ chọn mục “Đặt ngay” ở ngay phía dưới tên sản phẩm.
Bước 2: Giao hàng
Không chỉ giới hạn ở sân bay, mà Japan Wireless hỗ trợ bạn nhận hàng tại nhiều địa điểm khác nhau, phù hợp với nhu cầu: Khách sạn, Bưu cục ở sân bay, Nhà riêng tại Nhật, Văn phòng/trường học.
Thông tin chi tiết về việc nhận hàng ở từng địa điểm bạn có thể tham khảo tại đây (https://www.japan-wireless.com/vn/how-to-rent)
Bước 3: Kích hoạt
Đối với cục phát wifi (theo hình bên dưới)
Đối với eSIM
Bước 4: Trả hàng đối với cục phát wifi
Bì thư sẽ được gửi kèm miễn phí trong gói thiết bị. Sau khi hết thời hạn thuê, bạn bỏ thiết bị vào bì thư được cung cấp và bỏ vào thùng thư trên toàn Nhật Bản trước 15h của ngày tiếp theo.
kilala.vn
Các sản phẩm mà Japan Wireless cung cấp:
Esim: https://www.japan-wireless.com/esim/vi?via=kilala
Wifi: https://www.japan-wireless.com/vn?via=kilala
Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Taxi đưa đón sân bay, bạn có thể tham khảo thêm tại đây: https://www.airport-taxi.tokyo/en?via=kilala-vietnam
Liên hệ: https://www.japan-wireless.com/vn/support (hoặc bạn có thể trò chuyện trực tiếp thông qua messenger hoặc Zalo).
Đăng nhập tài khoản để bình luận