Keo dán đa năng giúp bạn tự tin hơn trong công việc?

    Đây là một bí quyết mà giới văn phòng Nhật thường “rỉ tai nhau” để có được sự tự tin và chủ động trong công việc. Bạn không tin ư? Cùng Kilala tìm hiểu nhé!

    Kiếm được một công việc tốt với mức lương phù hợp khả năng là mong ước của nhiều người trong xã hội hiện nay, đặc biệt là tại thị trường việc làm cạnh tranh như Nhật Bản. Chính vì thế, khi nhận được lời mời phỏng vấn, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho buổi phỏng vấn thì sản phẩm không thể thiếu, nằm trong “must have item for job hunting” của giới công sở Nhật đó chính là keo dán. Vì sao lại thế? 

    Thử tưởng tượng bạn đã chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn, trang phục lịch sự, chừng mực. Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”, trên đường đến công ty, đột nhiên đôi giày của bạn lại “phản chủ” – gãy hoặc bung gót. Gặp tình huống này bạn sẽ làm thế nào? Chạy đi mua đôi giày mới? Quá mất thời gian, đôi khi sáng sớm nhiều cửa hàng còn chưa mở cửa. Bạn cũng không thể mang bộ dạng “chật vật” đó đến đến nơi phỏng vấn. Lúc này, keo dán đa năng là một sản phẩm cứu tinh, giúp bạn giải tỏa tâm lý hoang mang, căng thẳng, ảnh hưởng đến chất lượng phỏng vấn.

    keo dán đa năng giúp bạn tự tin hơn trong công việc
    Keo dán là sản phẩm nằm trong danh mục “must have item for job hunting” của giới văn phòng. Ảnh: aronalpha

    Trong công việc hằng ngày ở văn phòng cũng vậy, keo dán giúp bạn chữa cháy cho chiếc túi bị hở mép trong lúc đi gặp khách hàng, hay dán lại những giấy tờ cần thiết cần được bảo mật… Quả là hữu ích đúng không nào! 

    Lịch sử của các loại keo dán

    Ngược dòng thời gian trở về thời xa xưa, ông cha ta cũng đã biết sử dụng những loại vật liệu quen thuộc trong đời sống để hàn gắn đồ vật như lòng trắng trứng gà dán mép của bao thư, gắn vết thủy tinh vỡ… Đây cũng là phương pháp được những người thời Trung cổ sử dụng để làm chất liệu đóng gáy sách. Hay keo làm từ các bộ phận chứa Collagen động vật cũng là một chất kết dính hữu ích.

    Khoảng 6.000 năm trước, con người đã sử dụng loại keo như hắc ín để dán nhãn cầu của các bức tượng trong hốc mắt. Người Babylon và người Ai Cập sử dụng keo dán động vật để dán đồ đạc, ngà voi và giấy cói. Người Mông Cổ và người Mỹ bản địa đã sử dụng keo để làm mọi thứ từ cung tên đến ca nô. Đáng chú ý, Thành Cát Tư Hãn đã vượt qua tất cả những kẻ tấn công nhờ sức mạnh đặc biệt và tầm bắn của loại vũ khí mà ông mang theo - cung tên được làm từ gỗ chanh nhiều lớp và kim ngưu được liên kết bằng một chất kết dính mà công thức đã bị thất truyền. 

    lịch sử của các loại keo dán
    Thành Cát Tư Hãn cùng với cung tên bất khả chiến bại. Ảnh: nghiên cứu lịch sử

    Từ thế kỷ thứ 16 đến thế kỷ thứ 19, keo dán là một vật không thể thiếu đối với những người thợ làm đồ gỗ, kể cả nghệ nhân sản xuất vĩ cầm vĩ đại – Stradivari. Ông đã dùng chất liệu keo để dán những loại gỗ dùng riêng cho vĩ cầm, quá trình này được xem là một trong những lý do khiến cây đàn do ông tạo ra luôn phát ra thứ âm thanh tuyệt vời.

    stradivari
    Tương truyền Stradivari đã trộn tro với lòng trắng trứng gà và nước để tạo loại keo đặc biệt, làm nên thùng đàn có âm thanh huyền diệu. Ảnh: Violin24h

    Vào thập niên 1930, những tiến bộ trong ngành công nghiệp hóa chất và chất dẻo đã dẫn đến sự phát triển của nhiều loại vật liệu được gọi là chất kết dính và chất dẻo hoặc keo nhựa tổng hợp. Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự nở rộ hơn nữa của ngành công nghiệp này khi neoprenes, epoxit và acrylonitriles được phát minh và sử dụng cho quân đội.

    Trong văn hóa Nhật Bản có một thuật ngữ  “Kintsugi - 金継ぎ” mang hai tầng ý nghĩa. Một là quan niệm chấp nhận sự không hoàn hảo, khi trải qua những đổ vỡ, những việc xảy ra không nằm trong tầm kiểm soát của mình, thay vì oán trách số phận thì bạn tìm cách sửa chữa và làm cho mọi thứ đẹp, tươi sáng hơn lúc ban đầu. Ý nghĩa thứ hai của thuật ngữ này là kỹ thuật hàn gắn đồ gốm sứ truyền thống. Theo quan niệm của người Nhật, dù đã hư hỏng nhưng chúng là những đồ vật đã từng đồng hành và mang lại niềm vui cho người sử dụng. Do đó, kỹ thuật “Kintsugi” ra đời nhằm lưu giữ hình dáng thuở ban đầu của món đồ chúng ta trân quý, bằng cách sử dụng sơn mài và bột vàng để trám các vết nứt, mẻ, vỡ… Từ đó đã hình thành nên một nét văn hóa mới, khi những đồ bị vỡ cũng có thể trở thành nghệ thuật. Tuy nhiên, phương pháp Kintsugi lại đòi hỏi tay nghề cao, đồ vật sửa chữa cũng bị giới hạn là đồ gốm sứ.

    kintsugi
    Kintsugi - khi việc hàn gắn đồ vật trở thành nghệ thuật. Ảnh: Forbes, wikitra

    Điểm bất lợi của hầu hết các loại keo dán thời xa xưa là chúng không chống thấm nước, phải pha chế và không thể sử dụng một loại cho nhiều chất liệu. Nhưng con người luôn có nhu cầu hàn gắn và sửa chữa đồ đạc. Phần vì tiết kiệm, không muốn vứt bỏ những món còn có thể dùng được, phần vì nó gắn liền với kỷ niệm. 

    Keo dán ngày nay, bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật

    Đi theo sự phát triển của thời đại, keo dán cũng đã có những bước chuyển biến. Ngành công nghiệp sản xuất keo đã ra đời, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra nhiều chất kết dính tốt và bền chắc hơn như: epoxit, urethanes và cyanoacrylates (siêu keo). Những chất kết dính này cứng lại thông qua một phản ứng hóa học khi tiếp xúc với không khí, tăng độ bền chắc cho sản phẩm. Những loại keo này cũng có thể dán được trên nhiều loại chất liệu khác nhau: nhựa, cao su tổng hợp, kim loại, gỗ, sành sứ, đồ gốm, chất liệu da, vải…

    Cách sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch, khô bề mặt cần dán rồi lấy một lớp keo mỏng bôi lên. Nên để qua đêm cho keo bám dính tốt hơn.

    Keo 502

    502 là dung dịch keo có thành phần bao gồm: Methylene Chloride, Ethyl Acetate và Toluene. Keo 502 khô nhanh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhờ đó giúp kết nối tức thì, các mối dán vừa đảm bảo được sự chắc chắn, vừa có tính thẩm mỹ cao. 

    - Ưu điểm: dễ tìm mua tại Việt Nam, giá thành rẻ, có thể dán trên các chất liệu vải, gỗ, sắt, kim loại, đá, kim cương…
    - Nhược điểm: Dạng nước nên khó kiểm soát khi đổ ra, dễ bị khô cứng nếu không biết bảo quản. 

    keo dán ngày nay bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật
    Ảnh: hoaphugroup

    Keo nến

    Keo nến là loại keo kết dính có hình dạng tương tự cây nến. Chất liệu chủ yếu là từ nhựa silicon. Ở trạng thái nóng chảy trên 70 độ C, keo nến sẽ có đặc tính kết dính rất hiệu quả mà không gây tác động đến bề mặt cần dán. Có ba loại màu sắc dùng cho các chức năng khác nhau: màu trắng - thường dùng trong hộ gia đình; màu vàng - thường dùng trong ngành gỗ, xây dựng do đặc tính bám dính cao; màu tím - dùng cho các dây chuyền sản xuất do không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

    keo nến
    Keo nến trắng thường được sử dụng trong gia đình. Ảnh: dienmayxanh

    - Ưu điểm: Dễ mua, giá thành rẻ, kết dính đồ chơi, đồ nhựa, đồ vải hay linh kiện điện tử…
    - Nhược điểm: Bất tiện khi mang đi vì cần đến súng bắn keo hoặc lửa để đun chảy phần sáp.

    Keo dán Aron Alpha Extra Gel

    Sản phẩm từ công ty Aron Alpha, chuyên sản xuất các loại keo dán. Keo có hình dạng như những tuýp thuốc, dễ dàng sử dụng và bảo quản, dán được các chất liệu: nhựa, cao su tổng hợp, kim loại, gỗ, sành sứ, đồ gốm, chất liệu da, vải.

    keo dán đa năng
    Ảnh: kilala

    - Ưu điểm: 

    • Nhỏ gọn, dễ mang theo hàng ngày. 
    • Bao bì chắc chắn, an toàn.
    • Dạng gel nên có thể kiểm soát khối lượng cần sử dụng.
    • Bao bì thân thiện với môi trường do không chứa các chất độc hại.
    • Dùng để sửa chữa các thiết bị điện và máy móc, dán giày dép các linh kiện, phụ kiện trang sức, đồ chơi, mô hình nhựa, bộ phận nhỏ, phụ kiện kim loại…

    - Nhược điểm: giá cao hơn các sản phẩm hiện tại.

    Sản phẩm hiện được bán tại shop.kilala.vn

    kilala.vn

    10/06/2021

    Bài:Natsume

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!