Dự luật hiến tặng tinh trùng gây tranh cãi tại Nhật Bản

    Dự luật mới của Nhật Bản chỉ cho phép hiến tặng tinh trùng cho các cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp đã tạo nên làn sóng tranh luận gay gắt.

    Trong nhiều thập kỷ qua, hiến tặng tinh trùng ẩn danh đã tồn tại trong “vùng xám” của pháp luật Nhật Bản, không có luật cấm rõ ràng nhưng cũng không có hệ thống quản lý việc này.

    hiến tặng tinh trùng
    Ảnh: sandiegospermbank.com

    Tuy nhiên, vừa qua dự luật được chính phủ Nhật Bản đưa ra liên quan đến hiến tặng tinh trùng đã vấp phải nhiều tranh cãi. Theo đó, luật mới bảo vệ quyền được biết cha mẹ ruột của trẻ em, giới hạn số người nhận tinh trùng từ một người hiến, đặc biệt luật chỉ cho phép hiến tặng tinh trùng cho các cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp (chủ yếu là những người bị ảnh hưởng bởi chứng vô sinh nam).

    Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia duy nhất thuộc nhóm G7 không công nhận kết hợp dân sự đồng tính hay hôn nhân đồng giới ở cấp quốc gia. Chính vì vậy, nếu theo như luật định, các cặp đồng tính nữ và những phụ nữ độc thân sẽ không được phép nhận tinh trùng.

    hôn nhân đồng giới
    Nhật Bản là quốc gia duy nhất thuộc G7 không công nhận hôn nhân đồng giới. Ảnh: CNN

    Xem thêm: Người đồng tính ở Nhật: Lo sợ việc bị công khai

    Là một cặp đôi đồng tính, Satoko Nagamura và bạn gái của mình đã thụ thai con trai từ tinh trùng được hiến tặng. Đối với Nagamura, dự luật này chẳng khác nào cướp đi quyền sinh sản và mong muốn sinh con, nuôi dạy con cái của những người phụ nữ, dù là độc thân hay đồng tính.

    quyền sinh sản
    Cặp đôi Satoko Nagamura và con trai họ. Ảnh: Japantimes

    Các cơ sở cung cấp dịch vụ hiến tặng tinh trùng và thụ tinh nhân tạo thường tuân theo hướng dẫn từ Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản (JSOG), là nền tảng cho luật mới giới hạn đối tượng tiếp nhận là những cặp vợ chồng đã kết hôn.

    Các cơ sở cung cấp dịch vụ hiến tặng tinh trùng và thụ tinh nhân tạo thường tuân theo hướng dẫn từ Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản (JSOG), là nền tảng cho luật mới giới hạn đối tượng tiếp nhận là những cặp vợ chồng đã kết hôn.

    Hướng dẫn của JSOG không phải là ràng buộc, nhưng đủ sức nặng để các bác sĩ từ chối thực hiện thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm cho những người phụ nữ độc thân hay đồng tính. 

    [subscribe]

    Một khi luật mới được thông qua, các bệnh viện từng tiến hành thụ tinh cho những đôi đồng tính như cặp đôi của Satoko Nagamura sẽ không thể làm vậy được nữa. Mặt khác, họ quan ngại rằng, luật mới có thể khiến con mình bị kỳ thị vì được sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo.

    Trong khi đó, nhà lập pháp tham gia vào quá trình soạn thảo dự luật, ông Kozo Akino lập luận rằng quyền lợi của trẻ em sẽ được đảm bảo tuyệt đối bởi “cha mẹ kết hôn hợp pháp, có quyền nuôi con chung”. Ông cũng chia sẻ thêm: “Không nên theo đuổi công nghệ hỗ trợ sinh sản với cái giá phải trả là hạnh phúc của trẻ em”.

    Dự luật được một số bác sĩ ủng hộ với hy vọng điều khoản này sẽ giúp xã hội cởi mở hơn với việc hiến tặng tinh trùng và thụ tinh nhân tạo, dù giới hạn đối tượng tiếp nhận là vợ chồng hợp pháp.

    thụ tinh nhân tạo
    Ảnh: ucanews.com

    Tuy nhiên, có luồng ý kiến cho rằng dự luật sẽ trở thành con dao hai lưỡi vì có khả năng nhiều người sẽ tìm đến thị trường chợ đen.

    Một tìm kiếm thông thường trên Twitter Nhật Bản cho thấy hàng trăm tài khoản quảng cáo người hiến tặng tinh trùng có vẻ ngoài đẹp trai, sở hữu bằng đại học hay khả năng chơi thể thao. Họ thường cung cấp cho người nhận cốc tinh dịch hoặc đồng ý quan hệ tình dục trực tiếp. 

    Việc hiến tặng tinh trùng qua mạng xã hội làm nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe và an toàn khi xác minh thông tin người hiến tặng. Và Satoko Nagamura lo lắng rằng khi luật pháp loại trừ phụ nữ đồng tính hoặc độc thân khỏi việc tiếp nhận tinh trùng hợp pháp, những trường hợp rủi ro như trên có thể sẽ xảy ra nhiều hơn. 

    Xem thêm: Hệ thống sinh con bí mật ở Nhật Bản đón sản phụ đầu tiên

    kilala.vn

    26/10/2022

    Bài: Happy
    Nguồn: Japantoday

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!