Vì sao tăm Nhật lại có rãnh?

    Sự thật về tăm xỉa răng đã được một nhà sản xuất tăm tiết lộ, liệu chúng có phải dùng để đánh dấu những chiếc tăm đã qua sử dụng hay không?

    Tăm là một công cụ rất tiện lợi. Ngoài việc xỉa răng, chúng còn có thể ứng dụng trong nhiều việc khác không liên quan đến thực phẩm, chẳng hạn như làm sạch những khe nhỏ, khó tiếp cận.

    Tại Nhật Bản, chúng thường được kèm trong các gói đũa dùng một lần được phân phối tại các cửa hàng tiện lợi cũng như hầu hết các nơi bán hộp cơm bento.

    Một điều khác mà bạn có thể nhận thấy về tăm xỉa răng Nhật Bản là chúng thường có rãnh ở phần cuối thân tăm. Tăm cao cấp làm thủ công có thể không có rãnh nhưng hầu như tất cả các loại tăm sản xuất hàng loạt sản xuất tại Nhật Bản đều có.

    tăm Nhật

    Bạn đã bao giờ tự hỏi những đường rãnh đó để làm gì chưa? Nhiều người, cả ở Nhật Bản và những nơi khác, bẻ đầu tăm Nhật Bản để thể hiện rằng họ đã sử dụng xong hoặc dùng phần đã bẻ để làm giá đỡ giúp cho phần đầu tăm đã sử dụng không chạm vào bàn. Vì nhiều người làm hành động này nên mọi người sẽ làm theo và nghĩ rằng đây là mục đích của nhà sản xuất.

    Tuy nhiên, người phụ trách tài khoản Twitter của nhà sản xuất tăm xỉa răng Nhật Bản “菊水産業株式会社” Kikusui Sangyo Corporation (@kikusui_sangyo) cảm thấy cần phải làm rõ sự việc này: “Khi tôi nói với mọi người rằng tôi đang kinh doanh sản xuất tăm, khoảng 95% người hỏi rằng bẻ đầu tăm và sử dụng chúng làm làm giá đỡ tăm đúng không? Nhưng câu trả lời là sai”.  

    sử dụng tăm Nhật

    Nhiều người thường bẻ đầu tăm làm giá đỡ. Ảnh: Reddit

    Lưu ý rằng việc Kikusui Sangyo Corporation trả lời “sai” có nghĩa là mục đích ban đầu của nhà sản xuất không phải như mọi người đang sử dụng. Nhưng mọi người vẫn có thể tiếp tục làm những gì họ muốn nếu thấy phù hợp.

    [subscribe]

    Vậy câu trả lời đúng cho việc xuất hiện những cái rãnh này là gì?

    Việc tạo rãnh trên tăm ở Nhật Bản có từ khoảng những năm 1950. Các nhà sản xuất vào thời điểm đó bắt đầu với những trục mỏng bằng bạch dương trắng dài gấp đôi chiều dài của những chiếc tăm thành phẩm, cạo mỏng ở cả hai đầu, sau đó cắt chúng ở giữa để làm hai chiếc tăm. Tuy nhiên, phương pháp này thường khiến bề mặt cắt bị sờn và dễ bị tách, dẫn đến tăm bị hỏng.

    ma sát

    tăm

    Độ ma sát giữa máy mài sẽ khiến tăm bị cháy đen phần cắt.

    Để giải quyết vấn đề này, họ đã nghĩ đến việc làm nhẵn các đầu bằng máy mài quay tốc độ cao. Tuy nhiên, điều này có một bất lợi là khi ma sát tốc độ cao sẽ khiến tăm bị cháy và chuyển sang màu đen.

    Các nhà sản xuất lo lắng rằng điều này khiến tăm trông bẩn và không thể bán được. Khi họ đang tìm kiếm giải pháp, một người đã nêu lên ý tưởng là ví những cây tăm giống như Kokeshi - 小芥子, một loại búp bê gỗ truyền thống. 

    kokeshi

    Búp bê Kokeshi. Ảnh: Japan Avenue

    Ý tưởng của họ là hiến hình ảnh tiêu cực thành búp bê kokeshi với cái đầu màu đen. Sử dụng máy mài có bề mặt khía không bằng phẳng, họ đã tạo ra một nguyên mẫu có rãnh và thiết kế đã được chấp nhận. Kể từ đó, các loại tăm này được sử dụng rộng rãi, dẫn đến thiết kế được hầu hết các nhà sản xuất Nhật Bản ưa chuộng cho đến ngày nay.

    kilala.vn

    14/12/2022

    Nguồn: grapee

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!