Sắp phát hành! KILALA VOL 27 - Sắc màu vải nhuộm Nhật Bản
Trong chuyên đề lần này, Kilala Vol 27: Vải nhuộm Nhật Bản - Sắc màu nối dài quá khứ sẽ giới thiệu đến bạn về vải nhuộm Nhật Bản - nét đẹp văn hóa mà bạn thường thấy khi chiêm ngưỡng những bộ Kimono cao nhã hay chiếc khăn Tenugui xinh xắn được sử dụng trong cuộc sống thường ngày.
Khi sắc màu là cầu nối quá khứ - hiện tại
Kể từ sau Cải cách Minh Trị (1866 – 1869), văn hóa nhuộm tại Nhật có những chuyển biến lớn lao. Các chất nhuộm tự nhiên bị đẩy lùi trước sự du nhập ồ ạt của chất nhuộm hóa học, máy móc ngày một can thiệp nhiều hơn vào các công đoạn nhuộm. Trước nguy cơ suy tàn của nghề nhuộm thủ công, nhiều địa phương đã lập ra nơi để trưng bày, bày bán sản phẩm cũng như lưu truyền các kĩ thuật nhuộm truyền thống. Dẫu xét trên phương diện lịch sử, các kĩ thuật nói trên đã khép lại sứ mệnh của mình, nhưng ngày nay chúng vẫn được tôn vinh là tài sản văn hóa phi vật thể vô giá cần phải được các thế hệ mai sau trân trọng và giữ gìn.
Những hoa văn may mắn theo quan điểm của người Nhật.
Văn hóa nhuộm tại Nhật đã tồn tại và phát triển qua gần 18 thế kỷ, là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống mà Nhật Bản hết sức tự hào. Các phương pháp nhuộm nhiều vô số kể, ví dụ như:
Nhuộm Yuzen: Sự công phu của phương pháp này nằm ở công đoạn itome - vẽ nét cho họa tiết bằng hồ dán làm từ bột gạo nếp, cám gạo,. để ngăn không cho các màu sắc khác trong họa tiết trộn lẫn vào nhau.
Nhuộm Shibori: Nhuộm buộc dây. Vải sau khi buộc dây được cho vào màu nhuộm, những chỗ được buộc không thấm màu sẽ tạo thành hoa văn với hiệu ứng rất ấn tượng. Tinh thần của Shibori chính là tập trung sáng tạo từ những chỗ “không nhuộm”.
Và nhiều kĩ thuật nhuộm khác được giới thiệu trong Kilala Vol 27. Dù đơn sơ hay cầu kì, mỗi kỹ thuật nhuộm đều chứa đựng tinh hoa và là tài sản quý giá của nền văn hóa vải nhuộm truyền thống Nhật Bản.
Kilala Vol 27: Một Kilala “muôn màu”
Lấy cảm hứng từ những sắc màu đa dạng của vải nhuộm, nội dung của Kilala Vol 27 còn mang đến cho bạn đọc nhiều bài viết "đa sắc" khác như:
Cùng khám phá “Những thứ đứng nhất ở Nhật Bản”: Bạn có tò mò nơi nào cao nhất Nhật Bản? dài nhất Nhật Bản? vật phẩm nào có sản lượng nhiều nhất Nhật Bản?. Bài viết “Những thứ đứng nhất ở Nhật Bản” sẽ cho bạn lời giải đáp, chắc chắn sẽ tạo cảm hứng cho hành trình của bạn khi đến Nhật!
Ngọn núi cao nhất Nhật Bản: Núi Phú Sĩ Tòa nhà cao nhất Nhật Bản: Abeno Harukas Tòa tháp cao nhất Nhật Bản: TOKYO SKYTREE. và nhiều địa danh "nhất" khác sẽ xuất hiện trong Kilala Vol 27.
Chuyên mục Japanese Writer: Miền quê Việt Nam qua chuyến du lịch phượt bằng xe máy của Nhiếp ảnh gia Naoto Ohike - sống tại Việt Nam đến nay đã được 13 năm. Anh đã có chuyến du lịch phượt từ Hà Nội vào TP.HCM cùng với 3 người bạn người Đức và Iceland vào tháng 2 năm 2014, băng vượt qua quãng đường dài 2000km. Bật mí là anh là nhiếp ảnh gia đã từng thực hiện nhiều ảnh bìa và ảnh quảng cáo trên Cẩm nang Kilala. Không dừng lại ở Nhật Bản và Việt Nam, anh hiện còn đang hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Hightech: Bài viết thú vị về chiếc xe máy SS50 (super sport) ra đời cách đây hơn 50 năm trước (người Việt quen gọi xe Honda 67). Giá trị của một chiếc xe máy dung tích xi lanh 49cc với tuổi đời hơn 50 ở Việt Nam hiện nay, có lẽ không dòng xe nào qua được Honda 67. Yếu tố quý hiếm của xe zin (nguyên bản) cộng với nhiệt huyết tăng vùn vụt trong giới sưu tầm khắp miền đất nước đã khiến chiếc Honda 67 giữ kỷ lục giao dịch tại TP.HCM lên đến trên 1 tỷ đồng.
Fashion: Biến tấu với những bộ Blazer do ekip Kilala gợi ý sẽ tạo cảm hứng cho những tín đồ thời trang "đón thu về".
Ngoài ra, Kilala Vol 27 còn có nhiều bài viết văn hoá đặc sắc khác như: Thiền hoạ - nghệ thuật nắm bắt tinh thần Thiền, Tìm hiểu vẻ đẹp của "Sợi mưa:, Chiếu Tatami - Linh hồn của ngôi nhà Nhật, Koji trong nền ẩm thực Nhật, Du học Nhật Bản ngành điều dưỡng.
Hãy đón đọc Kilala Vol 27: Vải nhuộm Nhật Bản - Sắc màu nối dài quá khứ và đầu tháng 9!!
kilala.vn
30/08/2017
Bài: Phương Anh
Đăng nhập tài khoản để bình luận