Kilala Vol 33: Lối sống xanh thuần khiết

    Từng một thời hoang tàn bởi bom nguyên tử và chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc cách mạng công nghiệp siêu tốc sau thế chiến thứ 2, điều gì đã giúp Nhật Bản vượt lên tất cả để sở hữu một môi trường sống tuyệt vời như ngày nay?

    Kilala Vol 33

    Đầu tiên phải kể tới các chính sách quyết liệt từ chính phủ Nhật nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường sống. Tiếp theo là các biện pháp tuyên truyền, giáo dục cho người dân ngay từ khi học trong trường mẫu giáo tới lúc trưởng thành. Và điều quan trọng hơn cả là tinh thần tập thể, tính kỷ luật cao và tình yêu thiên nhiên đất nước mãnh liệt của người dân xứ sở hoa anh đào.

    Lối sống xanh

    Trong chuyên đề số này, KILALA muốn tôn vinh hành trình và thành quả mà Nhật Bản đạt được để trở thành một đất nước xanh sạch như ngày nay. Đồng thời truyền cảm hứng tới bạn đọc Việt Nam – những người đang chinh phục giấc mơ xây dựng một môi tường bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Phân loại, xử lý rác

    Bên cạnh những bài viết xoay quanh chủ đề nâng cao chất lượng cuộc sống, Kilala Vol 33 sẽ có thêm những bài viết truyền cảm hứng

    Cầu duyên đúng cách: Đất nước Mặt trời mọc có khá nhiều khu đền nổi tiếng để cầu thần se duyên, nhưng không phải cứ đến đó bái thần thì khao khát của bạn sẽ tức thời ứng nghiệm. Bài viết của Kilala sẽ bật mí cho bạn 9 “nguyên tắc vàng” để lời nguyện ước của bạn sớm thành hiện thực.

    Cầu duyên đúng cách

    Học cách người Nhật giữ ẩm: Dưỡng ẩm theo cách của phụ nữ Nhật thường được áp dụng theo rất nhiều bước và được xem như một công việc hàng ngày trong quá trình chăm sóc da. Dù chỉ mất vài phút mỗi ngày thôi nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ.

    cách người Nhật dưỡng ẩm

    Làm gì để phòng ngừa lú lẫn: Bài viết của Tiến sỹ - Bác sỹ Phạm Nguyên Quý về một số biện pháp ngăn ngừa bệnh suy giảm trí nhớ (hay còn được gọi là bệnh "lú lẫn").  Mức độ trẻ hóa bệnh lú lẫn nhắm vào nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh hay những người làm việc ở cường độ cao, áp lực. với các biểu hiện như mất tập trung, dễ cáu gắt, ngủ không ngon giấc, thường xuyên âu lo.

    làm gì để Phòng ngừa lú lẫn

    Người mẹ Nhật trên đất Huế: Từ năm 2005 đến nay, chị Kazuyo Watanabe, 51 tuổi - Chủ tịch Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á đều đến Huế 4 - 5 lần để ở lại chăm sóc các bệnh nhi. Mỗi ngày có mặt trên đất Huế, chị tranh thủ toàn bộ thời gian hỏi thăm từng em, tư vấn cho các phụ huynh cách chăm sóc các cháu từ chế độ ăn uống, vệ sinh cho đến nghĩ dưỡng và một vài công việc liên quan với mục đích giảm thiểu trẻ em bỏ điều trị và nâng cao tỷ lệ sống sót, điều trị thành công. Nhờ công sức của chị Kazuyo Watanabe mà sau hơn 10 năm, tỷ lệ bệnh nhi ung thư bỏ điều trị từ hơn 50% này tụt xuống chỉ còn chưa tới 5%. Với những công lao, đóng góp không ngừng nghỉ ấy, cuối năm 2014 chị vinh dự được Bộ Y tế Việt Nam trao kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”.

    Người mẹ Nhật trên đất Huế

    Giải toả áp lực của mẹ đơn thân: Nhật Bản là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng của hệ tư tưởng Nho giáo. Ở Nhật Bản, khi gọi chồng, người ta thường dùng chữ “shujin” (主人:chủ nhân) – ý nói chồng là chủ nhân của người vợ. Và ngược lại, khi gọi vợ, người ta dùng chữ kanai (家内gia nội: người ở trong nhà), okusan (奥:cái góc nhà). Chính vì quan điểm đó, khi người phụ nữ Nhật trở thành mẹ đơn thân, họ gặp phải rất nhiều khó khăn và áp lực. 

    Giải toả áp lực mẹ đơn thân

    Cùng một số bài viết đặc sắc khác như Văn hoá cà phê xứ Phù Tang, Higashiyama - Nền văn hoá mang đậm tính thiền, Văn học thuần tuý và Văn học đại chúng Nhật Bản, Du học Nhật Bản 2019 & Những điều cần biết.

    Du học Nhật Bản 2019

    Kilala Vol 33 đã chính thức phát hành vào ngày 3/10/2018. Đặt mua tại ĐÂY
    kilala.vn
    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!