Kilala Vol 29: Fujisan – Ngọn núi thiêng của người Nhật

    Lí giải nguyên nhân để BTV Kilala chọn Cover Story cho Vol 29 là Núi Phú Sĩ – Fujisan, đơn giản vì ngọn núi này chiếm giữ một vị trí lớn lao trong trái tim và tâm thức người Nhật, là ngọn núi linh thiêng bậc nhất, nơi chứa đựng nguồn sinh khí từ các vị Thần bảo vệ xứ sở, biểu tượng của phúc lành. 

    Tại sao núi Phú Sĩ quan trọng với người Nhật?

    Khi nhắc đến hình ảnh biểu trưng của xứ sở Phù Tang, núi Phú Sĩ là hình ảnh đầu tiên được nhiều người nhớ đến, là một trong những điểm đầu tiên trong danh sách những điểm phải viếng thăm khi đến Nhật Bản của các du khách nước ngoài. Ngày 22/6/2013, Núi Phú Sĩ đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, được xếp vào hạng mục Văn hóa thay vì Thiên nhiên do ngọn núi này là cảm hứng cho muôn vàn tác phẩm văn học, nghệ thuật.
    Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc tên gọi của núi Phú Sĩ nhưng phổ biến nhất là Fuji có thể là biến âm từ tên gọi Fuchi - vị thần của lửa và bếp lò - trong văn hóa tộc người Ainu. Theo dân gian, nếu trong giấc mơ đầu năm mới của bạn - gọi là Hatsuyume - xuất hiện núi Phú Sĩ, chim ưng hoặc quả cà tím, thì đó chính là dấu hiệu bạn sẽ có một năm ngập tràn những điều tốt lành.

    Các hoạ sĩ phương Tây cũng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tác mới từ những bức tranh về núi Phú Sĩ. Hình tượng núi Phú Sĩ tạo ảnh hưởng trong một số tác phẩm của những hoạ sỹ trường phái tranh ấn tượng và Fin de siècle như Monet, Van Gogh, Henri Riviere,…

    Đặc biệt, Kilala còn có bài phỏng vấn nhà nghiên cứu Sugawara Hisao, hiện là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Tokoha, giảng viên tại trung tâm văn hóa SBS Gakuen và đảm nhiệm một số khóa học ở trung tâm văn hóa Shizuoka Shimbun. Ông là một trong hai nhà thành lập Hội Nghiên cứu thiên nhiên núi Phú Sĩ từ năm 1996. Hiện tại, hội có khoảng 20 người, bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như địa chất, thảm thực vật, thực vật, dương xỉ, côn trùng,. tất cả đều quan tâm đến núi Phú Sĩ.

    Cảm hứng mùa xuân từ xứ sở Phù Tang

    Hình ảnh tuyệt đẹp của hoa anh đào và núi Phú Sĩ  - hai biểu tượng nổi tiếng của Nhật Bản đã tạo cảm hứng để BBT Kilala thực hiện nhiều bài viết liên quan đến chủ đề mùa xuân.

    10 ngôi đền linh thiêng tại Nhật Bản

    Omamori  - Chiếc bùa gửi gắm những ước mơ: Omamori (お守り) là tên gọi của những chiếc bùa có ý nghĩa bảo vệ và mang lại may mắn cho người giữ bùa. Với thiết kế tinh tế, hoa văn tinh xảo, Omamori không chỉ thể hiện những khát vọng và ước mơ của con người, mà còn tượng trưng cho một nét văn hóa tuyệt mỹ của Nhật Bản.

    Fukusasa cành tre may mắn: Fukusasa với màu lá xanh mướt và những vật may mắn treo kèm quả thực là một vật không thể thiếu khi nhà nhà chào đón năm mới ở Nhật. 

    Yamayaki - Lễ hội đốt cỏ dưới chân núi Wakakusa: Lễ hội Yamayaki được tổ chức ở một số vùng đồi núi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là lễ hội Yamayaki núi Wakakusa ở Nara, Kansai. Hằng năm vào dịp năm mới, vùng núi Wakakusa nhuốm màu rực đỏ của lửa trong lễ hội Yamayaki thu hút hơn 100.000 du khách đến tham quan.

    Kilala Fashion với chủ đề Mùa xuân xanh: Bộ sưu tập có màu xanh tươi tắn và lạc quan của Michiko mà Kilala giới thiệu trong Vol 29 được sản xuất 100% các công đoạn tại Việt Nam trên nền vải Nhật, vừa mang nét thanh lịch hiện đại vừa đong đầy tình yêu và cảm hứng với xứ xở hoa anh đào.  

    “Tập thể dục cho não bộ” 

    Tại Nhật Bản, quốc gia có tình trạng dân số già cao, rất nhiều liệu pháp chữa trị chứng mất trí nhớ được thử nghiệm. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số bệnh nhân mất trí nhớ sẽ tăng lên gấp 3, từ 36 triệu người hiện nay lên 115 triệu người vào năm 2025. Bên cạnh việc khuyến khích người dân bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin B6 và B12, acid folic để làm chậm quá trình lão hoá não bộ, các trung tâm y tế còn sử dụng những liệu pháp như âm nhạc, nghệ thuật và game để cải thiện chức năng não, đặc biệt với những bệnh nhân có dấu hiệu mất trí nhớ. 

    Một số bài viết đặc sắc khác giúp bạn tăng kiến thức, "tập thể dục cho não bộ"

    Thấu hiểu trẻ hướng nội và hướng ngoại: Tính cách của trẻ được hình thành từ cả yếu tố khí chất bên trong và môi trường bên ngoài. Không trẻ nào chỉ nghiêng hẳn về một kiểu hướng nội hay hướng ngoại. Bố mẹ thường mắc sai lầm khi nhìn nhận tính cách hướng nội như những khuyết điểm khi trẻ lớn lên trong một môi trường xã hội đòi hỏi tính hướng ngoại.

    Đọc truyện cổ Ông lão đốn tre: “Ông lão đốn tre” được cho là truyện cổ tích cũ xưa nhất Nhật Bản, ra đời vào thời kì Heian, xứng đáng được coi là mũi tên tiên phong trong lịch sử văn học truyện kể của xứ sở Phù Tang. Đây là một áng văn học vừa mang tính châm biếm đối với tầng lớp quý tộc đương thời, vừa tài tình về bút pháp miêu tả tính cách, tâm lí và nỗi khổ đau của nhân vật. Bản dịch của BTV Inako của Kilala được dịch từ bản diễn tân ngữ của nhà quốc văn học Mankichi Wada (1865 – 1934).  
    Kilala Vol 29 đã chính thức phát hành vào ngày 6/1/2018. Đặt mua tại ĐÂY
    kilala.vn
    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!