KILALA VOL 26: INNER BEAUTY xuất xưởng!


    Những năm gần đây, khái niệm “vẻ đẹp nội tại”, còn gọi là “Inner Beauty” đang được rất nhiều phụ nữ Nhật Bản quan tâm và tìm hiểu. Dự kiến phát hành vào đầu tuần sau, Kilala Vol 26: Inner Beauty – Bí quyết neo giữ thanh xuân sẽ bật mí cho bạn biết nhiều thông tin về phương pháp giữ gìn vẻ đẹp và sức khoẻ của phụ nữ Nhật nói riêng và người Nhật nói chung.

    Chìa khoá “Vẻ đẹp mới” từ TPCN của người Nhật

    Người Nhật được mệnh danh là dân tộc sống thọ nhất thế giới, trung bình là 84 tuổi và phụ nữ Nhật còn nổi tiếng với vẻ đẹp “bất chấp thời gian”. Bên cạnh những thói quen tốt: Văn hóa ngâm mình trong bồn nước nóng giúp giải độc cơ thể, sử dụng các loại thực phẩm lên men, những bữa ăn theo phong cách Washoku cân bằng dưỡng chất…  người Nhật cũng nhanh chóng cập nhật sự tiến bộ kỳ diệu của thực phẩm chức năng.
    Vào đầu những năm 1980, chính phủ Nhật Bản tài trợ một chương trình nghiên cứu các lợi ích của thực phẩm chức năng đối với sức khoẻ. Đến năm 1991, khái niệm TPCN (functional foods) chính thức được hình thành. Theo số liệu của công ty Shiratori, hiện nay70%người dân Nhật đang sử dụng TPCN hàng ngày. Không chỉ phát triển trong thị trường nội địa, các công ty sản xuất thực phẩm chức năng Nhật Bản đang vươn mình ra toàn cầu với ưu thế về công nghệ, nguồn nguyên liệu và tiêu chuẩn chất lượng cao.

     

    Kilala sẽ đưa ra những gợi ý về những loại TPCN bạn cần phân chia theo độ tuổi, giới tính để bổ sung Vitamin, chống suy giảm nội tiết tố, bổ sung Collagen, chống thoái hoá khớp, chống u xơ tuyến tiền liệt.

    Chuyên mục Japanese Writer, Hightech lần đầu tiên xuất hiện

    Lần đầu tiên tạp chí Kilala có chuyên mục:JAPANESE WRITER– những  góc nhìn và quan điểm của người Nhật khi nghĩ đến Việt Nam. Trong số này, chịMegumi Katsu(Nhiếp ảnh gia, CEO của MORE production) sẽ chia sẻcâu chuyện “Tìm lại chính mình” khi sống tại Việt Nam. Quá căng thẳng và áp lực trong công việc tại Nhật, chị quyết định nghỉ việc để đi du lịch, cân bằng cuộc sống. Vào năm 2002, chị quyết định sẽ đến Việt Nam để chụp ảnh về nông thôn Việt. Có lần trong khi đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, chị bị mất cắp máy ảnh và nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình từ những người Việt xa lạ, điều đó khiến chị cảm thấy yêu quý Việt Nam hơn và muốn ở lại lâu dài.

     

    Thêm một chuyên mục mới lạ củaKilala Vol 26:HIGHTECHvới bài viếtNhững phát minh ROBOT đỉnh cao của Nhật Bảndo phóng viên của Kilala – anh Nguyễn Đình thực hiện trong các hành trình khám phá khoa học công nghệ xứ Phù Tang.

    Với những tiên liệu của sự già hoá dân số, Nhật Bản đã có nhiều bước chuẩn bị, và việc chế tạo robot thay thế dần các chức năng con người trong lao động, cuộc sống, đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu tình cảm, trị liệu tâm lý, chữa bệnh… đang dần phát triển mạnh với các bước tiến vượt bậc. Trong một ngày không xa, có thể con người và robot có thể trở thành một “cặp đôi hoàn hảo”, sống nương tựa vào nhau, cùng nhau vượt qua những căn bệnh mà xã hội tân tiến phải gánh chịu.

     

    Những bài viết thú vị khác của Kilala Vol 26

    Kintsugi – Khi sự nứt vỡ tạo nên vẻ đẹp độc tôn:“Kintsugi - 金継ぎ”, còn gọi là “Kintsukuroi - 金繕い” là một kỹ thuật truyền thống của Nhật Bản được sử dụng để phục hồi những món đồ gốm bị nứt bể. Sau khi dùng sơn mài để vá các chỗ hư hỏng, người thợ sẽ phủ lên trên vết vá một lớp bột vàng, bạc hoặc bạch kim để món đồ tăng thêm phần thẩm mỹ. Tương tự với tranh sơn mài Maki-e, Kintsugi được xem là kỹ thuật đặc trưng trong nền văn hóa Nhật Bản.

    Hương đạo, nét thanh tao ẩn mình của Nhật Bản:Thưởng hương không thể ngửi qua loa mà cần một quá trình ngưng lắng tâm hồn đậm Thiền tính của nhà Phật.  Để “nghe” trọn vẹn một cuộc hương, người thưởng thức phải chuẩn bị cả tư thế lẫn tâm thế: Ngồi ngay ngắn, thư thái, tay trái giữ chén hương trầm, từ từ nâng chén lên ngang mũi, tay phải che miệng chén để làn hương trôi qua khoảng không giữa ngón trỏ và ngón cái, hít ba hơi thật sâu. Làn hương thấm vào mũi sẽ đi qua tim và chạm đến đáy tâm hồn.

     

    Du học cao học tại Nhật, nên hay không?:Ngay cả ở Nhật cũng có rất ít người học lên sau đại học. Nếu vậy việc học lên cao học tại Nhật liệu có tương lai hay không? Bài viết sẽ phác hoạ cho những ai đã và đang ấp ủ dự định nói trên những hình dung sơ nét về con đường học lên cao học.

    Cuộc chiến vào trường mầm non Nhật:Có rất nhiều bài báo ca ngợi môi trường giáo dục của hệ thống mầm non Nhật Bản khiến nhiều phụ huynh Việt không khỏi ngưỡng mộ. Thế nhưng, hệ thống mầm non ở Nhật như thế nào và phụ huynh Nhật gặp phải nỗi sướng - khổ gì khi cho con đi nhà trẻ thì chưa hẳn ai cũng biết.

    Ngoài ra,KilalaVol 26còn có nhiều bài viết thú vị nhưNên hay không nên khi chuyển việc,Dạo quanh thành phố Nagasaki,Thiên nhiên kì thú ở Asahiyama,Hướng dẫn các ăn mặc tinh tế như cô gái Nhật,Công thức làm bánh dày Mitarashi Dangohình Rilakkuma đáng yêu…


    Cùng đón chờ ngày ra mắt Kilala Vol 26 vào đầu tháng 7/2017 nhé!
    kilala.vn

    28/06/2017

    Bài: Phương Anh

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!