Xu hướng thời trang Việt – Nhật: tương đồng hay khác biệt?
Người ta thường nói thời trang là thứ phản ánh thời đại. Vậy đối với Việt Nam và Nhật Bản, hai quốc gia cùng thuộc Châu Á thì trong thời kỳ từ 1980 – 2020, thời trang đường phố của giới trẻ sẽ có đặc trưng như thế nào?
"Street Style" – phong cách thời trang đường phố hiểu nôm na là những trang phục có thể mặc ra ngoài đường. Nó có thể là đồ đi chơi, đi làm, đi học, đi dạ tiệc,. thể hiện được cá tính và nói lên tuyên ngôn của chính mình. Tuy phong cách của mỗi người là khác nhau, nhưng vào từng thời kỳ, thời trang vẫn sẽ có những xu hướng đặc trưng mà chỉ cần nhìn vào sẽ đoán được bối cảnh lúc bấy giờ. Tại Việt Nam, khái niệm thời trang đường phố mới chỉ xuất hiện gần 1 thập kỷ nay, nhưng nếu “lội lại” những tấm hình của những cô chú, anh chị thời xưa thì cũng dễ nhận ra những xu hướng thời trang khá rõ rệt. Hãy cùng Kilala ngược dòng quá khứ để xem người Việt và người Nhật có phong cách thời trang như thế nào trong 40 năm qua nhé!
Thập niên 80 (1980 – 1989)
Nhật Bản
Đây được xem là thời kỳ bong bóng kinh tế Nhật. Thừa hưởng sự phát triển vượt bậc của kỷ nguyên tăng trưởng (1955 – 1973), khi kinh tế Nhật tăng trưởng với tốc độ cao thì cũng là lúc văn hóa của Mỹ và các nước Châu Âu dần được phổ cập. Cuối thập niên 70 là thời kỳ giới trẻ bắt đầu từ bỏ các giá trị của thế hệ trước và nhu cầu thể hiện bản thân tăng cao. Họ bắt đầu chuyển sang những bộ trang phục thoải mái, năng động hơn, mang xu hướng hiện đại hơn. Đây cũng là cột mốc đánh dấu thời kỳ hoàng kim của tạp chí thời trang, tiêu biểu như Tạp chí JJ hay POPEYE, được giới trẻ Nhật khi đó xem như kim chỉ nam cho phong cách của họ. Những phong cách đặc trưng của thập niên 80 có thể kể đến như: Yokohama Trad Style/Hama Tora (Thời trang thanh lịch), Japanese Preppy (thời trang sinh viên với áo sơ mi, khoác áo len trên vai và quần jeans), New wave (phong cách ảnh hưởng bởi âm nhạc, cá tính hơn), Shibuya Casual (phong cách thanh lịch với áo sơ mi và quần Jeans)Việt Nam
Thập niên 90 (1990 – 1999)
Nhật Bản
Xem thêm: Xu hướng trang điểm của người Nhật đã thay đổi như thế nào?
Việt Nam
Những năm đầu thập niên 90 vẫn có sự khác biệt giữa thời trang của thủ đô Hà Nội và TP.HCM. Là đô thị đang phát triển, phong cách ăn mặc của người dân Sài Gòn vẫn nhiều loại quần áo kiểu hơn các khu vực khác. Tuy nhiên, trang phục của mọi người lúc bấy giờ vẫn chuộng sự đơn giản và kín đáo, đa phần sẽ là áo thun, sơ mi, quần jean form rộng.
Thập niên 2000 (2000 – 2009)
Nhật Bản
Thời gian này, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang tiện lợi như GAP và Uniqlo đã dần thay đổi xu hướng thời trang của giới trẻ. Tuy nhiên lúc này, Nhật Bản cũng khai sinh ra một số phong cách thời trang vẫn còn ảnh hưởng đến giới trẻ cho đến ngày hôm nay. Có thể kể đến như phong cách unisex, đây là phong cách phá bỏ hoàn toàn định kiến về thời trang với những bộ trang phục phù hợp với cả nam lẫn nữ. Hay phong cách Mori girl với những bộ trang phục rộng rãi, nhiều lớp, không kém phần nữ tính và có xu hướng hơi hoài cổ, tông màu chủ đạo là xanh rêu, xanh bơ, nâu, be, mang cảm giác của thiên nhiên.
Việt Nam
Có thể nói năm 2000 là năm khái niệm thời trang mới thực sự được hình thành rõ nét trong tâm trí giới trẻ Việt. Hàng loạt những phong cách được cập nhật và tạo ra trào lưu kéo dài hàng năm trời. Đặc biệt, sự bùng nổ của làn sóng Hallyu (làn sóng văn hóa Hàn Quốc), các bộ phim Đài Loan đã đưa những xu hướng trên thế giới đến gần với Việt Nam hơn. Chắc hẳn bạn không thể quên được phong cách áo khoác lửng đến từ bộ phim Ngôi nhà hạnh phúc, hầu như tất cả những cô gái trẻ thời bấy giờ đều sẽ sở hữu cho mình ít nhất một chiếc áo tương tự; hay quần ống loe được xem là tiêu chuẩn thời bấy giờ mà cả nam lẫn nữ đều mặc.
Thập niên 2010 (2010 – 2019)
Nhật Bản
Trong những năm 2010, Fast fashion dần phổ biến hơn ở Nhật Bản. Giai đoạn này là sự tổng hòa giữa các các phong cách cũ, tạo ra một phong cách vừa ngọt ngào lại thời trang. Bên cạnh đó, nhiều người trẻ cũng thiết lập nên những giá trị riêng với phong cách của riêng mình. Họ tập trung thành từng nhóm tại các khu phố như Koenji (khu phố retro với nhiều tiệm quần áo cũ ở ngoại ô Tokyo, là thủ phủ của văn hóa underground) hay Akihabara, nơi tập trung của các tín đồ yêu manga, anime và game với nhiều shop bán trang phục cosplay. Phong cách Kawaii cũng được phát triển thành các nhánh mới như Yami Kawaii (đặc trưng bởi các phụ kiện hay chi tiết mang màu sắc u ám được kết hợp thêm để thể hiện những vấn đề về tâm lý của người mặc), hay Yume Kawaii (trang phục và phụ kiện mang tông màu pastel mơ mộng, ngọt ngào).
Bên cạnh đó, điện thoại di động có chức năng chụp hình đã tạo nên trào lưu chụp hình trên đường phố cùng nhau và giới trẻ bắt đầu biết phối đồ theo nhóm để chụp hình.
Việt Nam
Tiếp nối thập niên 2000, trong thập kỷ tiếp theo, giới trẻ Việt bắt đầu bước vào thế giới thời trang đầy màu sắc hơn. Không chỉ gói gọn ở Châu Á, mà phong cách thời trang thế giới cũng dần được cập nhật nhanh chóng. Thật khó có thể chọn ra được phong cách chủ đạo cho thập niên này vì chúng thay đổi liên tục, nhưng cũng có thể kể ra một vài phong cách nổi bật như: retro, các mẫu áo sơ mi sọc caro, áo buộc ngang eo thể hiện sự cá tính, denim, blazer,.
Nhìn chung phong cách của Nhật Bản và Việt Nam trong các thời kỳ trước đều không có quá nhiều sự tương đồng do sự khác biệt về văn hóa, tình hình lịch sử thời bấy giờ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người Việt đã bắt đầu tìm hiểu, ưa chuộng phong cách thời trang, lối sống của người Nhật. Phong cách minimal (tối giản) với sự đổ bộ của các thương hiệu Nhật như Muji, Uniqlo cũng đã dần định hình thêm một phong cách mới trên bàn đồ thời trang Việt Nam, đề cao sự đơn giản, thoải mái và tiện dụng hơn.
Xem thêm: Thời trang Nhật Bản qua các thời kì
kilala.vn
29/04/2021
Bài: Phương Thảo
Đăng nhập tài khoản để bình luận