Khó khăn của người Hồi giáo khi sống tại Nhật
Bạn biết gì về người Indonesia sống tại Nhật?
• 90% người Indonesia theo đạo Hồi, không được ăn thịt lợn và dùng thức uống có cồn. Thực phẩm họ ăn phải theo tiêu chuẩn Halal – các loại thức ăn được đánh giá theo chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi. Các tiêu chuẩn tham khảo tại ĐÂY• Họ còn phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Vì vậy mà thánh đường là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của họ.
Những khó khăn khi sống ở Nhật
Cô Sri Lestari đã có cuộc phỏng vấn với một số người Indonesia về hai trở ngại lớn nhất khi sống tại Nhật Bản.
Điều đầu tiên phải kể đến là không có nhiều thực phẩm Halal ở đây. Ngoài những loài vật nằm trong danh sách cấm không được tiêu thụ, cách thức giết mổ thịt của những động vật khác cũng là vấn đề khiến người Hồi giáo tại Nhật đau đầu. Bởi theo đạo Hồi: thịt của động vật bị chết hoặc bất tỉnh trước khi mổ không phải là thịt Halal, thịt Halal còn phải là thịt không dính máu (miếng thịt được dốc ngược để máu chảy hết). Làm sao họ biết được quy trình đó có diễn ra theo quy định của đạo Hồi hay không?
Trở ngại thứ hai là đó là không có thánh đường cho họ thực hiện nghi thức cầu nguyện.
Chính phủ Nhật nỗ lực hỗ trợ người Hồi giáo
Quán mì ramen dành cho người Hồi giáo
Chủ quán mì ramen là anh Goka Dainari với 20 năm nghiên cứu các món ăn cho người Hồi giáo. Quán ăn của anh nằm ở thành phố Sano, tỉnh Tochigi, thu hút rất nhiều người Hồi giáo trong và ngoài Nhật Bản. Anh tạo ra công thức chỉ dùng nguyên liệu mà người Hồi giáo ăn được. Nguyên liệu chính trong mì ramen của anh là thịt gà Halal nên người Hồi giáo có thể yên tâm ăn. Tuy vậy mì Halal có hương vị không khác gì mì ramen thông thường.Khi được hỏi tại sao anh lại chế biến những món ăn cho người Hồi giáo trong khi anh không theo đạo Hồi, anh trả lời rằng: “Thật bất công cho người Hồi giáo nếu như họ chỉ có thể gọi đồ uống trong các quán ăn, vì họ không ăn được các món ăn bình thường, nên tôi làm đồ Halal.”
Tạo ra ứng dụng hỗ trợ người Hồi giáo
Có một công ty tạo ra hai ứng dụng có tên là “Halal Gourmet Japan” và “Japan Masjid Finder” để giúp người Hồi giáo tìm được chỗ ăn và nơi cầu nguyện. Chị Nazaya Zulaikha, người Indonesia, bắt đầu làm việc ở đây từ năm ngoái. Động lực của chị là cung cấp những thông tin hữu ích cho người Hồi giáo tại Nhật. Nazaya Zulaikha nói rằng chị muốn người Hồi giáo thoải mái hơn khi đến Nhật.Chị Nazaya Zulaikha chia sẻ thêm: “Tôi muốn là cầu nối giữa người Hồi giáo và Nhật Bản để hỗ trợ cho người Hồi giáo tại Nhật.
“Halal Gourmet Japan” là ứng dụng liệt kê những nhà hàng Halal ở Nhật theo tỉnh theo và danh mục. Hiện công ty đang thử nghiệm một tính năng mới; nút thử “Find my food” kích hoạt camera phân định các loại thực phẩm mà người Hồi giáo có thể ăn được. Khi đó trên màn hình điện thoại sẽ xuất hiện khung màu hồng bao quanh những món đồ.
Thêm nơi cầu nguyện
Ở Shinjuku có một cửa hàng bách hóa trưng bày các gian hàng “Muslim Welcome”, bày bán những mặt hàng dành cho người Hồi giáo, đặc biệt là món mì ramen được yêu thích nhất. Ở đây cũng có khu cầu nguyện riêng cho nam và nữ, nhưng không gian sẽ hơi nhỏ nếu cầu nguyện theo nhóm.Thánh đường được mở rộng cách đây hai năm để đón tiếp thêm nhiều người Hồi Giáo. Họ cải tạo lại hết tất cả và nhờ trợ giúp từ các tình nguyện viên xây dựng. Người quản lí thánh đường mong muốn truyền tải một thông điệp đến cho tất cả mọi người, rằng: “Đạo Hồi không đáng sợ và không đồng nghĩa với khủng bố.”
kilala.vn
14/05/2019
Bài: Hà Vy (Theo NHK)
Cover: Japantoday.com
Đăng nhập tài khoản để bình luận