7 sự thật ít ai biết về Nhật Bản
1. Người Nhật tập trung sống ở thành phố lớn
Ở Nhật Bản, dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Điều này khiến cho sự phân bố mật độ dân cư tại quốc gia này không đồng đều: mật độ dân cư cao ở các đô thị, thành phố lớn, đặc biệt là Tokyo và thưa thớt ở những vùng ven, ngoại ô, nông thôn. Do đó, vào những khung giờ cao điểm, đường phố nơi thành phố lớn gần như là kín người. Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, nơi này vẫn có trật tự công cộng vô cùng tốt. Lời giải cho việc này chính là dù có đông đúc người Nhật vẫn trật tự xếp hàng nên không xảy ra tình trạng ùn tắc, hỗn loạn.
2. Cuộc sống nông thôn không hề lạc hậu
Những năm gần đây, để giảm bớt tình trạng “nước chảy chỗ trũng” tức là cư dân đổ xô về những thành phố lớn dẫn đến sự bùng nổ dân số, chính quyền Nhật Bản đã bắt đầu ra chính sách hấp dẫn nhằm thu hút người về vùng nông thôn sinh sống. Chẳng hạn như những gia đình trẻ sẽ được trợ giá mua nhà tại vùng nông thôn. Đồng thời, đời sống sinh hoạt ở nơi đây cũng ngày càng được nâng cao, các phương tiện sinh hoạt đầy đủ, những thứ cần có đều đó, giao thông cũng tiện lợi. Điều duy nhất khiến nơi đây khác biệt so với khu vực thành thị là bầu không khí yên bình hơn.
3. Nhân công có tay nghề cao
Nhật Bản được xem là quốc gia phát triển nhất nhì châu Á. Dĩ nhiên điều này đồng nghĩa với việc áp lực cuộc sống tương đối cao. Trung bình mỗi người chỉ ngủ được 6 giờ/ngày. Thế nhưng điều này không làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh thần của lực lượng nhân công tại quốc gia này. Người lao động được đào tạo nghiêm ngặt, trong quá trình làm việc vô cùng chuyên tâm, điều này đã nhận được nhiều sự khen ngợi. Đó cũng là lý do vì sao khá nhiều xí nghiệp nước ngoài rất thích sử dụng nhân công Nhật Bản.
4. Quy trình phân loại rác nghiêm ngặt
Quy trình phân loại và thu gom rác ở Nhật vô cùng nghiêm ngặt, không chỉ phân rác thành các loại cơ bản như rác cháy được, không cháy được,. mà ngay cả cách xử lý rác trước khi đem vứt đi cũng rất tỉ mỉ. Chẳng hạn như đối với hộp sữa tươi, bạn sẽ phải rửa sạch, lột bỏ lớp nilon tráng bên trong để phân vào rác không cháy được, còn hộp giấy sẽ phân vào rác đốt được và phải bóp dẹp lại để không gây tốn chỗ. Thời gian, địa điểm vứt rác cũng được quy định rõ ràng, như thứ 2 - 4 là ngày thu gom rác đốt được, thứ 3 là rác không đốt được để tránh tình trạng thải rác lung tung gây mất mĩ quan. Nếu vi phạm sẽ bị phạt một khoản tiền lớn. Các bạn có thể tham khảo thêm về quy trình xử lý và thu gom rác thải ở Nhật Bản tại đây.
Người Nhật thích sạch sẽ
Người Nhật rất yêu sự sạch sẽ. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là trong nhà, mỗi người đều có hai loại dép. Một là loại dép để đi lại trong khuôn viên nhà cửa, một loại khác là dùng để đi trong phòng vệ sinh.
Giá trái cây đắt
Theo một số thống kê, sinh hoạt phí ở Nhật vô cùng cao. Nguyên nhân chủ yếu do quốc gia phát triển, đời sống con người cao, các loại chi phí hàng hóa cũng không thể thấp. Đặc biệt là rau củ, trái cây. Tại quốc gia này, trái cây được xem là của quý mà chỉ “người có tiền” mới có thể mua. Đơn giản như dưa hấu, ở Nhật hiếm ai mua một trái dưa về mà là mua theo miếng nhỏ.
Combini: cái gì cũng có
Cửa hàng tiện lợi Nhật Bản được gọi là combini. Tuy nhiên mức độ tiện lợi ở đây còn cao hơn một cửa hàng tiện lợi thông thường. Tuy thoạt nhìn không lớn nhưng các nhu yếu phẩm đều có. Tại đây bạn có thể mua từ thức ăn, đồ văn phòng phẩm… cho đến quần áo lót. Ngoài ra, bạn còn có thể mua vé hòa nhạc, đóng tiền điện, gửi thư, gửi bưu phẩm,. Hơn nữa, mật độ phân bố các cửa hàng tiện lợi ở Nhật tương đối cao, hầu như chỉ cần đi vài bước là gặp một cái, vô cùng thuận tiện.
kilala.vn
20/03/2020
Bài: Aki Kanou
Đăng nhập tài khoản để bình luận