Những điều cần biết về xuất khẩu lao động Nhật Bản 2023

    Xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn là một khái niệm “hot” trong thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam. Để hiểu chi tiết và rõ ràng hơn về xuất khẩu lao động Nhật Bản, hãy cùng Kilala tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

    Tổng quan về xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì?

    xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Xuất khẩu lao động nói chung là hình thức đưa người lao động đi làm tại nước ngoài có thời hạn. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là hình thức đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, có thời hạn và theo chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Người lao động Việt Nam sẽ sang làm việc tại Nhật theo các chương trình, ngành nghề theo quy định.
    Đơn vị quản lý xuất khẩu lao động là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hợp pháp phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử ở Việt Nam. Những công ty này được cấp phép hoạt động và quản lý bởi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

    Các chương trình (hình thức) xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Thực tập sinh kỹ năng (Tu nghiệp sinh)

    Thực tập sinh kỹ năng là chương trình tuyển lao động nước ngoài được chính phủ Nhật Bản triển khai trong hơn 20 năm qua. Hình thức này khá quen thuộc, người lao động Việt Nam sang Nhật làm việc và học tập công nghệ, khoa học kỹ thuật ở đây. Sau khi về nước, những người này sẽ trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao trong nhóm ngành của họ.
    Xuất khẩu lao động theo chương trình Thực tập sinh kỹ năng:
    • Mức lương: Từ 25 – 30 triệu VND / tháng (chưa tính tăng ca, phụ cấp)
    • Thời hạn lưu trú ở Nhật: Hết hạn hợp đồng phải trở về nước. Không được bảo lãnh người thân sang Nhật.

    Chương trình visa kỹ năng đặc định Nhật Bản

    Visa kỹ năng đặc định - Tokutei ginou
    Visa kỹ năng đặc định - Tokutei ginou
    Visa kỹ năng đặc định – Tokutei ginou (特定技能) là chương trình tuyển dụng lao động nước ngoài đến Nhật làm việc. Đối tượng tham gia chương trình:
    • Thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3. Thực tập sinh quay lại theo tư cách kỹ năng đặc định đúng ngành nghề cũ thì sẽ được miễn thi tay nghề và tiếng Nhật. Với thực tập sinh quay lại với ngành khác thì sẽ phải thi tay nghề.
    • Các đối tượng khác như: Du học sinh, Thực tập sinh hoàn thành chương trình Thực tập sinh kỹ năng số 1, người chưa từng sang Nhật… Đã thi đỗ các kỳ thi kỹ năng nghề và tiếng Nhật theo quy định.
    Có 2 loại:
    • Tokutei Gino loại 1: Lưu trú 5 năm, không thể bảo lãnh gia đình và có thể đổi công ty nếu có lý do chính đáng. Dành cho 14 ngành nghề: Xây dựng, Đóng tàu, Sửa chữa oto, hàng không, Khách sạn, Điều dưỡng, Dọn dẹp vệ sinh, Nông nghiệp, Ngư nghiệp, chế biến đồ uống, Nhà hàng, chế biến nguyên liệu, chế tạo máy, các ngành liên quan đến điện tử.
    • Tokutei Gino loại 2: Không giới hạn thời gian lưu trú và có thể bảo lãnh gia đình sang Nhật. Dành cho các ngành: xây dựng, đóng tàu, hàng hải.

    Chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên

    Chương trình kỹ sư, kỹ thuật viên là chương trình dành cho lao động chất lượng cao của chính phủ Nhật Bản. Chương trình này dành riêng cho những lao động đã tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật hệ cao đẳng hoặc đại học chính quy trở lên và có mong muốn làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
    Xuất khẩu lao động theo chương trình Kỹ sư, kỹ thuật viên:
    • Mức lương: Từ 36 - 45 triệu VND / tháng (chưa tính tăng ca, phụ cấp)
    • Thời hạn lưu trú ở Nhật: Làm việc lâu dài sẽ có cơ hội định cư tại Nhật và bảo lãnh người thân sang, có thể trở về nước trong thời gian làm việc tại Nhật (chế độ như người Nhật)

    Vì sao lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản?

    vì sao lại chọn xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Xuất khẩu lao động Nhật  ngoải kỹ năng và tay nghề còn tích lũy được kinh nghiệm, vốn lập nghiệp
    Xuất khẩu lao động mang lại lợi ích đáng kể cho cả người lao động và đất nước. Riêng Xuất khẩu lao động Nhật dưới hình thức Thực tập sinh kỹ năng đã bắt đầu từ năm 1992. Từ sau năm 2000, Việt Nam đưa xuất khẩu lao động thành hoạt động kinh tế - xã hội.
    Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế. Xuất khẩu lao động Nhật còn phần nào giúp người lao động giải quyết bài toán kinh tế cho gia đình. Sau khi về nước có thể tiếp tục làm việc trong các công ty, nhà máy của Nhật tại Việt Nam.
    Người đi xuất khẩu lao động Nhật ngoài được học kiến thức kỹ năng và có tay nghề thì còn tích lũy một số vốn để lập nghiệp sau thời gian làm việc tại Nhật.

    Thị trường xuất khẩu lao động Nhật hiện nay

    Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn trên thế giới. Thị trường lao động Nhật Bản được đánh giá có tiềm năng lớn cho lao động Việt Nam. Mỗi năm, Nhật Bản tiếp nhận hàng chục ngàn lao động Việt Nam dưới hình thức Thực tập sinh kỹ năng và Kỹ sư trong hơn 60 nhóm ngành nghề khác nhau.
    Trong 5 tháng đầu năm 2023, trong tổng số hơn 59.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài thì riêng thị trường Nhật Bản chiếm hơn 28.500 người, tiếp tục dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
    Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, năm 2023 Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu các thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc với 28.513 lao động (11.916 lao động nữ).

    Những điều kiện chuẩn bị xuất khẩu lao động Nhật

    Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những điều kiện nào?

    điều kiện tham gia xuất khẩu lao động tại nhật bản
    Điều kiện để tham gia xuất khẩu lao động tai Nhật Bản

    Điều kiện dành cho Thực tập sinh

    1. Trình độ: Tốt nghiệp cấp 3 và trong độ tuổi từ 19-30. Hoặc tốt nghiệp cấp 2 nhưng dưới 35 tuổi với ngành may và xây dựng.
    2. Yêu cầu tiếng Nhật: N5-N4.
    3. Các ngành tuyển dụng: Cơ khí, Xây dựng, Điện tử, Chế biến thủy hải sản, Đóng gói, Nông nghiệp, Làm bánh,…
    4. Thời gian tham gia: 1 năm hoặc 3 năm hoặc 5 năm. Gồm 3 giai đoạn:
    • Giai đoạn 1: năm 1 là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 1.
    • Giai đoạn 2: năm 2, 3 là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2.
    • Giai đoạn 3: năm 4, 5 là chương trình thực tập sinh kỹ năng số 3.
    Chỉ những lao động đã hoàn thành chương trình TTS kỹ năng số 2 và 3 mới được quay lại Nhật lần 2 theo đúng ngành đã đi lần 1

    Điều kiện dành cho kỹ sư

    1. Trình độ: Cử nhân Đại học hoặc Cao đẳng khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam và trong độ tuổi từ 22-28.
    2. Yêu cầu tiếng Nhật: Từ N3 trở lên.
    3. Các ngành tuyển dụng: Kỹ sư cơ khí, Thiết kế máy, Ô tô, Xây dựng, Cơ-Điện tử, Tự động hóa, Điện-Điện tử, IT, Nông nghiệp.
    4. Thời gian tham gia: từ 3 năm trở lên

    Điều kiện sức khỏe

    Người đi xuất khẩu lao động Nhật cần đáp ứng được những điều kiện sức khỏe gồm:
    • Nam: cao từ 158 cm, nặng từ 50kg
    • Nữ: cao từ 150 cm, nặng từ 45kg
    Lao động đi xuất khẩu sang Nhật cần phải có sức khỏe phù hợp với từng ngành nghề, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, bị dị tật. Đặc biệt, với phụ nữ thì không đang trong kỳ mang thai.
    Điều kiện sức khỏe tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Điều kiện sức khỏe đặc biệt quan trọng trong quá trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Ngoài ra, người đi xuất khẩu Đảm bảo đủ sức khỏe và không mắc các bệnh mà chính phủ Nhật Bản không cho nhập cảnh như: viêm gan siêu vi B, HIV, mù màu và các bệnh truyền nhiễm khác.
    Quy trình khám sức khỏe gồm:
    1. Khám thể lực tổng thể: chiều cao, cân nặng, huyết áp…
    2. Khám nội tổng quát: thị lực, tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt…
    3. Chẩn đoán hình ảnh: điện tâm đồ, chụp X - quang
    4. Xét nghiệm: xét nghiệm huyết học, xét nghiệm miễn dịch. Riêng lao động nữ sẽ thêm xét nghiệm mang thai.
    Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác.

    Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Chuẩn bị hồ sơ

    Bộ hồ sơ chuẩn bị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm:
    1. Sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, căn cước công dân, hộ chiếu 
    2. Bằng tốt nghiệp
    3. Giấy xác nhận dân sự: xác nhận lao động không có tiền án tiền sự và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam.
    4. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy đăng ký kết hôn với những ai đã kết hôn và giấy chứng nhận ly hôn với những ai đã ly hôn.
    5. Bản cam kết của gia đình và người lao động, bản cam kết tham gia chương trình xuất khẩu.
    6. Giấy khám sức khỏe
    7. Ảnh thẻ: ảnh chụp chân dung 3x4 và 4x6 theo quy chuẩn quốc tế: ảnh nền trắng, mặc áo sơ mi. Riêng nam giới sẽ thắt cà vạt.
    Trường hợp những lao động từng làm việc, du học, giao lưu văn hóa… ở nước ngoài, cần cung cấp thêm những giấy tờ liên quan.

    Chi phí tham gia xuất khẩu lao động

    Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động từ 40 - 150 triệu đồng
    Tổng chi phí dao động trong khoảng từ 40 - 150 triệu đồng tùy vào thời gian và hình thức xuất khẩu lao động:
    • 1 năm: chi phí dao động từ 40 - 80 triệu đồng
    • 3 năm: chi phí trong khoảng 85 - 150 triệu đồng
    • 5 năm: sau khi hoàn tất thời gian 3 năm, người lao động sẽ mất từ 20 - 50 triệu để gia hạn thời gian lao động tại Nhật.
    Trong đó, các khoản chi phí bắt buộc cần có gồm:
    1. Khám sức khỏe: 1 - 2 triệu đồng
    2. Đào tạo tay nghề: 10 - 15 triệu đồng
    3. Ký quỹ chống trốn: 48 - 73 triệu đồng
    4. Giấy tờ, thủ tục: 20 - 22 triệu đồng
    5. Dịch thuật và chuẩn bị hồ sơ: 2 - 3 triệu đồng
    6. Các loại phí phát sinh: 10 - 15 triệu đồng

    Các bước đăng ký tham gia xuất khẩu lao động

    Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản gồm các bước chính sau:
    1. Tìm hiểu chương trình và các công ty uy tín
    2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia: giấy khám sức khỏe, các loại hồ sơ giấy tờ cần thiết
    3. Chuẩn bị các khoản phí bắt buộc
    4. Học đào tạo cơ bản và thi tuyển đầu vào: đây là thời điểm để xem năng lực và thái độ người lao động có phù hợp không
    5. Đào tạo chuyên sâu ngành nghề, kỹ năng liên quan
    6. Xin visa và tư cách lưu trú hợp lệ tại Nhật
    7. Sang Nhật và học đào tạo làm quen môi trường mới

    Cơ hội và Thách thức khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Cơ hội và thách thức khi đi xuất khuẩ lao động tại Nhật Bản
    Đâu là những cơ hội và thách thức khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

    Những cơ hội khi xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới. Các nhóm ngành sản xuất công nghiệp, công nghệ cao, cơ khí, chế tạo, chế biến… phát triển và rất cần nguồn nhân lực.
    Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là cơ hội để những lao động Việt Nam có thể học tập chuyên sâu, nâng cao trình độ trong môi trường chuyên nghiệp. Đồng thời, mức lương tại đây cũng khá cao, người lao động xuất khẩu có thể tích lũy được một số tiền để khi trở về có thể phụ giúp gia đình hoặc lấy vốn làm ăn.

    Những thách thức khi xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Bên cạnh những cơ hội trên, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ đối mặt với không ít khó khăn. Vì con đường này ngày càng trở nên phổ biến nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Ngoài ra, lương bổng tốt hơn đi đôi với yêu cầu cao về trình độ, năng lực và quy trình tuyển người khắt khe.
    Do đó, người lao động cần cố gắng quyết tâm trao dồi, nâng cao năng lực trình độ. Bên cạnh đó, hãy thể hiện thái độ cầu tiến trong công việc, luyện tập tác phong chuyên nghiệp, có nguyên tắc và trung thực trong công việc.

    Những câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Là người dân tộc thiểu số thì có tham gia chương trình sang Nhật làm việc được không?

    Các điều kiện xét tuyển tham gia xuất khẩu lao động Nhật không có hạn chế nào đối với người dân tộc thiểu số. Chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, trình độ, sức khỏe (xem lại tại phần Xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những điều kiện nào?) thì dù thuộc dân tộc nào, người lao động vẫn có thể tham gia chương trình sang Nhật làm việc.

    Đã lập gia đình, có con có đi xuất khẩu lao động được không?

    Đã lập gia đình có thể tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật không?
    Lao động đã lập gia đình vẫn có thể tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Yếu tố “lập gia đình, có con” không nằm trong điều kiện xét tuyển xuất khẩu lao động Nhật. Lao động đã có gia đình tham gia chương trình sang Nhật làm việc là một cách để cải thiện cuộc sống gia đình.
    Tuy nhiên, lao động trường hợp này nên cân nhắc lựa chọn những công việc phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Bên cạnh đó, người lao động cần thể hiện tinh thần cầu tiến, chủ động học hỏi và cam kết trách nhiệm trước các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Đó sẽ phần nào tác động đến kết quả đánh giá và giúp lao động sang Nhật thành công.

    Có giấy gọi nhập ngũ có được tham gia chương trình xuất khẩu lao động không?

    Theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự 2015, công dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài không nằm trong các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
    Trường hợp những lao động đã được duyệt đi Nhật làm việc thì sẽ không phải nhập ngũ và được tạm hoãn. Người lao động đã được duyệt và đang theo học tiếng Nhật tại trung tâm, chờ xuất cảnh sang Nhật, nếu bị gọi đi khám sức khỏe để nhập ngũ, các công ty phái cử sẽ cung cấp các giấy tờ liên quan, hỗ trợ xác nhận miễn trừ nhập ngũ. 
    Lao động đang làm việc tại Nhật Bản nếu có giấy gọi nghĩa vụ quân sự thì không phải đi nhập ngũ. Sau khi xuất khẩu lao động Nhật về lại Việt Nam, nếu vẫn trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự (18 – 27 tuổi) mà có giấy gọi thì vẫn phải tham gia và không được miễn trừ.

    Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ngành nghề nào tốt nhất?

    Đi xuất khẩu lao động tại Nhật nên chọn ngành nghề nào?
    Đi xuất khẩu lao động tại Nhật nên chọn ngành nghề nào có nhiều cơ hôi và thu nhập?
    Theo thống kê những năm gần đây, đi xuất khẩu lao động Nhật những ngành nghề sau đây sẽ có nhiều cơ hội với thu nhập tương đối tốt:
    1. Cơ khí: chỉ tuyển nam, ưu tiên kinh nghiệm, cần nhiều lao động, mức lương khá cao. Hai ngành “hot” nhất là hàn và tiện.
    2. Chế biến thực phẩm: tuyển cả nam và nữ, làm việc trong xưởng, lương khá cao.
    3. Xây dựng: chỉ tuyển nam, cần nhiều lao động, có thể làm thêm, mức lương cao.
    4. May mặc: tuyển cả nam và nữ, yêu cầu kinh nghiệm, có tay nghề, mức lương khá.
    5. Nông nghiệp: thường ưu tiên tuyển nữ, ứng dụng khoa học công nghệ, công việc đa dạng.

    Đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản mấy năm?

    Người lao động đi Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng có thể chọn chương trình 1 năm hoặc 3 năm. Đối với chương trình 1 năm, sau khi hoàn thành hợp đồng 1 năm, người lao động bắt buộc phải về nước và không có cơ hội quay lại Nhật. Với chương trình 3 năm, người lao động có thể gia hạn thêm 2 năm để tiếp tục làm việc.

    Mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bao nhiêu?

    Mức lương cơ bản của người lao động nước ngoài tại Nhật dao động trong khoảng từ 150.000- 250.000 Yên/tháng (khoảng 25 - 40 triệu đồng theo tỉ giá hiện tại) tùy theo tính chất của ngành nghề. Mức lương cơ bản này chưa bao gồm tiền tăng ca, tiền thưởng…

    Chưa biết tiếng Nhật thì có tham gia chương trình được không? Thời gian học bao lâu??

    xuất khẩu lao động có cần biết tiếng nhật không
    Lao động cần phải biết tiếng Nhật để có thể hoàn thành tốt công việc được giao
    Lao động chưa biết tiếng Nhật khi đăng ký tham gia chương trình sẽ được đào tạo khóa tiếng Nhật và một số kỹ năng ứng xử đặc thù khác. Quy trình sẽ là: đào tạo ban đầu - tiến cử phỏng vấn - học nâng cao nếu đậu phỏng vấn. Tổng thời gian đào tạo ngôn ngữ và kỹ năng dao động từ 7 tháng đến một năm tùy theo khả năng của người lao động.
    Yêu cầu đối với Thực tập sinh kỹ năng là từ N5-N4, đối với Kỹ sư là từ N3. Tuy nhiên, để có thể giao tiếp, trao đổi và hoàn thành tốt công việc được giao, càng học tốt tiếng Nhật sẽ càng có lợi cho người lao động. 

    Bị bệnh gì không được tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản?

    Về sức khỏe của người lao động, Chính phủ Nhật hạn chế 13 nhóm bệnh gồm:
    1. Сáс bệnh về mắt: quáng gà, thоáі hóa võng mạс,. Các bệnh về mắt сấр tính cần рһảі điều trị, ѕụр mi từ độ III trở lên, mắt có thị lực có kính 8/10.
    2. Bệnh về cơ хương khớp: loãng xương nặng, thoái hóa cột sống giai đoạn 3, viêm xương, viêm khớp dạng thấp…
    3. Bệnh về tim mạch: bệnh tim bẩm sinh, suy tim, nhồi máu cơ tim, người bị di chứng tai biến mạch máu não, viêm cơ tim, người mang máy tạo nhịp tim,.
    4. Bệnh về phổi: lao phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi, hen phế quản, ung thư phổi,.
    5. Bệnh về đường tiêu hóa: viêm gan A-B-C, xơ ganung thư gan, sỏi mật…
    6. Bệnh về da lіễu: bệnh vảy nến, hình xăm, bệnh phong (đang điều trị & di chứng tàn tật độ 2), vảy rồng, viêm ԁа mủ hoại tử, HIV/AIDS, các bệnh lâу nhiễm qua đường tình dục.
    7. Bệnh về nội tiết: đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, cường hoặc suy tuyến giáp…
    8. Bệnh về thận và tiết niệu: suy thận, sỏi đường tiết niệu, viêm thận bể thận cấp hoặc mãn tính…
    9. Bệnh về thần kinh: liệt một hoặc nhiều chi, rối loạn vận động, di chứng bại liệt, động kinh, u não, thoát vị đĩa đệm cột sống, xơ cứng cột bên teo cơ, Parkinson,.
    10. Bệnh về tâm thần: rối loạn cảm xúc, histeria, tâm thần phân liệt, nghiện ma túy và nghiện rượu…
    11. Bệnh liên quan đến sinh dục: u nang buồng trứng, ung thư vú, u sơ tuyến tiền liệt, ung thư dương vật & bàng quang, ung thư cổ tử cung.
    12. Bệnh về tai mũi họng: viêm xoang, viêm tai giữa, u hoặc ung thư vòm họng…
    13. Bệnh về răng hàm mặt: dị tật vùng hàm mặt, các bệnh, các loại u và nang vùng răng miệng… 

    Về nước trước hạn, phải làm gì?

    Về nước trước hạn hợp đồng xuất khẩu lao động phải làm sao?
    Về nước trước hạn hợp đồng xuất khẩu lao động phải làm sao?
    Có nhiều lý do khiến người lao động muốn được về nước trước hạn. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp mà người lao động có thể bị phạt hoặc không. Để đảm bảo quyền lợi và không bị ảnh hưởng, người lao động cần nắm rõ quy trình thực hiện để về nước.
    Trước hết cần trao đổi với công ty tiếp nhận để xin về nước trước thời hạn. Nếu công ty tiếp nhận đồng ý thì họ sẽ chủ động làm việc với nghiệp đoàn để hoàn thành thủ tục cho người lao động. Trường hợp công ty không đồng ý, người lao động có thể liên hệ với công ty phái cử để được can thiệp và hỗ trợ.
    Nhìn chung, đa số trường hợp xin về nước trước hạn có lý do chính đáng đều được doanh nghiệp đồng ý. Người lao động nên bình tĩnh thực hiện theo quy trình, không nên tự ý mua vé máy bay bỏ về nước. Nếu làm vậy, người lao động chẳng những có nguy cơ bồi thường hợp đồng mà còn có khả năng bị cấm xuất cảnh lao động.

    Người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản có thể bảo lãnh người thân sang Nhật không?

    Với lao động thuộc diện thực tập sinh kỹ năng, visa được chính phủ Nhật cấp phép sang làm việc theo diện lao động phổ thông. Do đó, những lao động này không thể bảo lãnh người thân sang Nhật.
    Với lao động thuộc diện kỹ sư, sau nửa năm lưu trú và làm việc tại Nhật, nếu đáp ứng đủ các điều kiện về kinh tế, đóng thuế… thì có thể làm thủ tục để bảo lãnh người thân sang Nhật.

    Cơ hội làm việc sau khi tham gia chương trình Thực tập sinh tại Nhật về nước?

    Thời gian làm việc tại Nhật giúp lao động được nâng cao kiến thức, tay nghề, kỹ năng. Thực tập sinh tại Nhật sau khi về nước có cơ hội công việc rộng mở. Người lao động có thể tiếp tục làm việc tại các công ty Nhật ở Việt Nam hoặc những công ty có vốn đầu tư Nhật Bản.
    Ngoài ra, với kinh nghiệm và vốn tiếng Nhật sẵn có, người lao động có thể chuyển hướng sang các nghề khác như hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch tiếng Nhật hoặc làm nhân viên tư vấn, nhân viên đối ngoại, giáo viên tiếng Nhật cho trung tâm đào tạo của công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam. 
    Cơ hội làm việc sau khi tham gia chương trình thực tập sinht tại Nhật
    Người lao động có thể tiếp tục công việc tại các công ty Nhật ở Việt Nam với kinh nghiệm mình tích lũy được

    Có thể quay lại Nhật lần 2 sau khi về nước không?

    Lao động (thuộc diện thực tập sinh kỹ năng) có thể quay lại Nhật sau khi kết thúc chương trình 3 năm, nếu thi đậu kỳ thi tay nghề tại Nhật và được công ty tiếp nhận tiếp tục tuyển dụng. Ngoài ra, người lao động phải:
    • Thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn, có giấy chứng nhận của Jitco
    • Không vi phạm luật pháp Nhật Bản, có khoản vay, trả góp…
    • Chỉ được quay lại Nhật làm đúng công việc trong visa được cấp trước đó
    • Thời gian quay về và ở lại Việt Nam không có tiền án tiền sự
    Lao động thuộc diện kỹ sư có thời hạn về Việt Nam từ 6 tháng – 1 năm, trình độ tiếng Nhật từ N3 trở lên mới có thể quay lại Nhật lần 2.

    Khi gặp vấn đề tại Nhật, liên hệ ai để được giải quyết?

    Các số điện thoại khẩn cấp ở Nhật là: 119 - cấp cứu và cứu hỏa, 110 - cảnh sát. Những cuộc gọi đến sẽ không mất phí.
    Khi gặp khó khăn hoặc có vấn đề liên quan đến sức khỏe, công việc cần được tư vấn thì có liên hệ đến Cơ Quan Hợp Tác Tu Nghiệp Quốc Tế (JITCO) và được hỗ trợ bằng tiếng Việt.
    Ngoài ra, người lao động còn có thể liên hệ một số cơ quan chức năng khác như: Phòng giám sát, Cục Lao động các tỉnh ở Nhật, Trung tâm tư vấn hỗ trợ người nước ngoài do Bộ Tư Pháp Nhật ủy thác, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

    Một số lưu ý về xuất khẩu lao động Nhật Bản

    Những lưu ý khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
    Những lưu ý khi tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

    Bí quyết để phỏng vấn đi Nhật thành công

    Quy trình một buổi phỏng vấn đi Nhật gồm: Gõ cửa và chào hỏi trước khi phỏng vấn; Giới thiệu bản thân; Trả lời câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. 
    Nhật Bản là một quốc gia kỷ luật, có khá nhiều lễ nghi và quy tắc ứng xử. Do đó, để gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng, người lao động cần lưu ý 5 yếu tố sau:
    • Trang phục lịch sự, diện mạo chỉn chu, tác phong nghiêm túc, tự tin
    • Đến đúng hẹn, chú ý các quy tắc trong chào hỏi từ: cách gõ cửa, lời chào đầu tiên, cách cúi chào và ngồi vào chỗ.
    • Nên chuẩn bị và giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật thật lưu loát
    • Trả lời câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Chú ý dùng kính ngữ và các từ ngữ lịch sự
    • Thể hiện ý chí cầu tiến, tinh thần học hỏi và đáng tin cậy

    Vay vốn ngân hàng để đi xuất khẩu lao động

    Nếu người lao động đã đậu phỏng vấn và ký được hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện đóng các khoản phí thì có thể vay vốn ngân hàng. Hiện nay, có 3 ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn những người đi xuất khẩu lao động gồm: Ngân hàng VietinBank, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội.
    Để được vay vốn, người lao động cần mang theo các loại giấy tờ chứng minh đi xuất khẩu lao động Nhật, hợp đồng lao động được ký và một số giấy tờ khác do nhân viên ngân hàng hướng dẫn. Mọi quy trình, thủ tục, điều khoản… sẽ được nhân viên ngân hàng hướng dẫn chi tiết.

    Bị hủy tư cách hực tập sinh trong trường hợp nào?

    Người lao động có thể bị hủy tư cách thực tập sinh nếu rơi vào một trong những trường hợp sau:
    • Công ty tuyển dụng không đủ khả năng tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc theo quy định của OTIT
    • Công ty tuyển dụng từng có nhiều lao động trước đó vi phạm quy định hoặc bỏ trốn
    • Công ty tuyển dụng đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc mắc phải một số vấn đề nào đó
    • Người lao động mắc phải 1 trong số 13 nhóm bệnh bị cấm
    • Lao động nữ mang thai trong quá trình đợi xuất cảnh
    • Người lao động sử dụng chất kích thích, có hành vi trộm cắp…
    • Một số yếu tố khác.

    Cơ thể có hình xăm

    Cơ thể có hình xăm có tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật được không?
    Cơ thể có hình xăm có tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật được không?
    Trong 13 nhóm bệnh không được phép xuất khẩu lao động sang Nhật, hình xăm thuộc nhóm các bệnh da liễu. Do đó, có thể nói rằng những ai có hình xăm, dù kích thước lớn hay nhỏ, sẽ không được xuất khẩu lao động sang đất nước này. 
    Ngoài ra, tại Nhật Bản, hình xăm khiến người ta liên tưởng đến các băng nhóm yakuza. Đa số các chủ doanh nghiệp, nhà máy sẽ không thích tuyển dụng lao động có hình xăm. Vì vậy, khi quyết tâm đi xuất khẩu lao động tại đất nước này, hãy nhớ: đừng xăm mình.
    Trường hợp người lao động có hình xăm nhưng muốn xuất khẩu lao động sang Nhật, hãy liên hệ với đơn vị tư vấn để tìm giải pháp phù hợp.

    Những vật dụng cần thiết

    Khi sang Nhật, người lao động cần chú ý mang theo những vật dụng cần thiết.
    • Các loại giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân.
    • Đồ dùng cá nhân: quần áo mặc nhà, quần áo giữ ấm… và chỉ mang vừa đủ. Người lao động có thể mua thêm quần áo theo mùa khi làm việc ở đây.
    • Những loại thuốc phổ biến như thuốc trị cảm cúm, đau đầu, hạ sốt, đau bụng, đau dạ dày,. và các loại thuốc đặc trị khác. Vì ở Nhật mua thuốc cần có toa của bác sĩ, một số loại thuốc thường dùng ở Việt Nam cũng khó tìm ở Nhật. Vì vậy hãy mang theo một số loại thuốc cần thiết.
    • Ảnh thẻ: chụp và rửa sẵn ảnh thẻ size 3x4 và 4x6 vì chụp ảnh lấy ngay tại Nhật có giá khá đắt.
    • Mang theo một số loại gia vị quen thuộc thường dùng vì thời gian đầu sang Nhật, người lao động có thể chưa quen với cách ăn uống ở đây. 

    Cách sống và môi trường làm việc tại Nhật

    Cách sống và làm việc tại Nhật Bản
    Hãy làm đúng với công việc được thỏa thuận và tôn trọng pháp luật, văn hóa tại Nhật Bản
    Khi làm việc ở Nhật, người lao động hãy nhớ luôn mang theo những loại giấy tờ tùy thân. Bên cạnh đó, hãy lưu lại địa chỉ, số điện thoại, thông tin liên hệ của nơi làm việc, công ty tiếp nhận… Trong quá trình làm việc, chỉ nên làm đúng công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ theo nội quy công ty.
    Môi trường làm việc tại Nhật có những đặc trưng về thứ bậc, tuổi tác trong văn hóa ứng xử và tính kỷ luật cao. Người lao động cần lưu ý để có thể nhanh chóng hòa hợp với môi trường mới. Bên cạnh đó, người lao động cần tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự đặc trưng văn hóa tại đất nước này.
    Ngoài ra, người lao động cần chú ý đến an toàn lao động, thận trọng với các loại giấy tờ (nếu bạn chưa nắm kỹ toàn bộ nội dung). Khi phát sinh vấn đề và cần trợ giúp, hãy tìm đến những cơ quan chức năng, những địa chỉ hỗ trợ cho lao động nước ngoài, lao động Việt Nam… để được hỗ trợ.
    kilala.vn

    14/09/2023

    Aki Kanou

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!