Buôn chuyện start-up cùng freeC!

    Khởi nghiệp hay Startup là thuật ngữ “nóng hổi” trong những năm gần đây. freeC đã chia sẻ với Kilala một số việc xoay quanh câu chuyện Startup dựa trên những kinh nghiệm thực tế thú vị. 

    Trên thực tế, công ty Startup có môi trường như thế nào?


    Kamimura Ippei (CTO của freeC)
    "Nếu làm trong một công ty lớn, thông thường nội dung công việc và cách làm đã sẵn có, không nhiều thử thách như khi làm tại công ty Startup. Chính bản thân mình phải tự tìm ra cách giải quyết của nhiều vấn đề, những cách giải quyết mà không một ai có thể phán quyết rằng nó đúng hay sai. Bạn phải đối mặt với những bức tường mà bạn không thể vượt qua và nguyên nhân là do chính bạn không có đủ kỹ năng. Tại bức tường này, bạn phải tự nỗ lực, thử nghiệm hết cách này đến cách khác để vượt qua. Khi vượt qua được, bạn sẽ cảm thấy như mình đang ngắm nhìn một khung cảnh mà bản thân chưa bao giờ được chiêm ngưỡng. "

    Kunimoto Kazuki (CEO của freeC)
    "Startup là một nơi mà mình cùng với những người anh em cùng tạo ra một sản phẩm mà mình đã ấp ủ, đã mong muốn tạo ra từ rất lâu và đây là nơi thực nghiệm xem sản phẩm này có thật sự cần thiết cho xã hội hay không. Startup là một nơi mà mình không thể làm việc một mình, mà là nơi phải có những chiến hữu cùng nhau. Quan trọng nhất là sự đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần, nói cách khác, cần rất nhiều sự giúp đỡ từ bên ngoài. Khi thấy nhiều người cùng chung tay xây dựng nên đứa con lý tưởng của chính bản thân mình, thật sự cảm thấy rất vui, rất thú vị và rất cảm động."

    Furuhashi Yoshinori (COO của freeC)
    "Hiện tại tôi đang làm Front-end cho freeC, nhưng công việc không chỉ dừng lại ở đó, tôi phải học hỏi rất nhiều thứ để có thể cover hay back-up những mảng khác ngoài Front-end. Cá nhân tôi khá thích điều này ở công ty Startup, vì tôi có thể phát triển bản thân cùng công ty."

    Các anh nghĩ gì về Nhảy việc?

    Kamimura Ippei (CTO của freeC)
    "Trong thời đại 4.0 này, máy móc dần dần làm thay công việc cho con người. Sắp tới sự phát triển này càng lan rộng và có thể số lượng việc làm sẽ giảm dần đi. Bạn nên nhảy việc để trau dồi thêm cho bản thân nhiều kỹ năng, nhiều cách làm việc để có thể bắt kịp với sự phát triển của thời đại. Chứ không phải chuyển việc vì bạn muốn trốn chạy khỏi công ty hiện tại. Trước khi nhảy việc bạn phải tự hỏi bản thân xem, công việc mới có mang lại những lợi ích gì cho bạn không. "

    Furuhashi Yoshinori (COO của freeC)
    "Ở Nhật Bản mọi người thường dành cả cuộc đời để làm việc tại một công ty và cho rằng việc nhảy việc không phải là một điều tốt. Tôi nghĩ mọi người nên cho bản thân nhiều cơ hội để tìm ra những khả năng ẩn giấu của bản thân, tìm ra được chính bản thân, tìm ra điều mình thật sự muốn làm."

    Kunimoto Kazuki (CEO của freeC)
    "Tôi nghĩ mọi người nên đắn đo trong việc nhảy việc. Tại Nhật Bản, các công ty luôn tuyển dụng và đào tạo sao cho tất cả mọi người đều phải gắn bó dài lâu với công ty. Còn Việt Nam không đào tạo nhiều cho nhân viên mà nhân viên phải tự học hỏi và mài giũa bản thân. Do đó, việc nhảy việc có thể tốt khi bạn thật sự hiểu được bản chất của nó, nhảy việc là để phát triển bạn thân, đừng nhảy việc không mục đích, đừng cứ một năm nhảy việc một lần như thói quen, chỉ vì lý do như tăng lương. Mọi người nên ý thức việc lập mục tiêu cho bản thân mình trong vòng một năm tới, mình phải học hỏi được gì, mình phải có được những gì, đề dần dần tìm được công việc mơ ước, phấn đấu và cống hiến hết mình cho công việc đó. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy đi làm không phải chỉ vì tiền, mà vì bạn thấy vui vẻ với từng giây phút bạn làm việc. Vì vậy, việc tạo mục tiêu cho việc nhảy việc là rất quan trọng.
    Khi chuyển việc, mọi người nên tìm hiểu về công ty, như là khát vọng của công ty, tại sao công ty lại được thành lập và công ty đã và đang hoạt động như thế nào, chiến lược của người lãnh đạo là gì. Mọi người nên tìm hiểu qua những việc này rồi hẳn tham gia vào công ty, nếu như vậy, cả hai bên có thể hòa hợp và làm việc vui vẻ với nhau hơn. Tại Việt Nam, các công ty hầu hết không hề công khai những thông tin về công ty. Còn ở Nhật Bản, hầu hết các công ty Startup đều công khai các thông tin công ty và chia sẻ rộng rãi để tìm ra những ứng viên phù hợp. Tôi nghĩ các công ty Việt Nam cũng nên chia sẻ những thông tin công ty nhiều hơn để cả hai phía ứng viên và công ty có thể tìm thấy nhau dễ dàng hơn."

    Trong quá trình làm việc tại Việt Nam, anh có suy nghĩ gì đặc biệt không?

    Kamimura Ippei (CTO của freeC)
    "Tôi khá bất ngờ về ứng dụng Grab hay Uber tại Việt Nam. Trên toàn thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng, dịch vụ của Grab hay Uber thường sử dụng taxi. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã chuyển qua xe máy và đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân. "

    Kunimoto Kazuki (CEO của freeC)
    "Tôi nhận thấy các bạn trẻ Việt Nam rất tài năng, hầu hết bạn nào cũng giao tiếp được nhiều thứ tiếng. Ngoài tiếng Anh, các bạn còn có thể nói thêm tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Ý … Tôi nghĩ các bạn trẻ Nhật Bản phải cố gắng hơn nhiều."

    Furuhashi Yoshinori (COO của freeC)
    Tôi muốn tìm ra vấn đề mà chỉ có tôi mới có thể giải quyết được, từ đó, cùng với những người tài năng tạo nên một công ty Startup mang lại lợi ích cho thế giới. Đây là mục tiêu của tôi trong tương lai gần.

    Sau bài phỏng vấn trên, bạn có muốn freeC chia sẻ thêm thông tin gì không?
    freeC đã chuẩn bị chiến dịch phỏng vấn cầu nối gắn kết các bạn trẻ tài năng với các công ty tử tế. Hãy cho freeC biết bạn muốn hỏi câu hỏi gì đến công ty nào nhé! freeC sẽ cố gắng tạo ra một cuộc phỏng vấn với những điều mà bạn muốn biết! Ngoài ra, nếu mọi người có thêm câu hỏi nào thì cứ tự nhiên để lại lời nhắn cho freeC nhé. 
    Nếu không có câu hỏi dành cho công ty, bạn có thể đề xuất công ty bạn yêu thích và các câu hỏi dành cho họ, freeC sẽ trở thành cầu nối cho bạn và công ty ấy! freeC chờ mong tin nhắn từ bạn!

    Chúc mọi người một mùa tết AN-KHANG-THỊNH-VƯỢNG!

    Tham gia cùng freeC tạihttps://freec.asia
    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!