NỘI DUNG BÀI VIẾT

    Những sự thật thú vị về Thành Osaka – tòa lâu đài biểu tượng của nước Nhật

    Những sự thật thú vị về Thành Osaka – tòa lâu đài biểu tượng của nước Nhật

    Từ công trình kiến trúc ấn tượng cho đến vị trí quan trọng trong lịch sử Nhật Bản, những sự thật sau đây về tòa thành Osaka sẽ đưa bạn vào một cuộc hành trình xuyên thời gian và khám phá bản chất thực sự của kỳ quan kiến ​​trúc này.

    Lâu đài Osaka là một địa danh mang tính biểu tượng nằm ở trung tâm Osaka. Với lịch sử phong phú, kiến ​​trúc hoành tráng và cảnh quan tuyệt đẹp, nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến mà khách tham quan không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến Nhật Bản.

    Tuy nhiên, bạn có biết tòa lâu đài tráng lệ này còn chứa đựng nhiều bí mật phi thường và những sự thật hấp dẫn? Trong bài viết này, hãy cùng Kilala điểm qua 6 điều thú vị sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên bởi sự hùng vĩ và tầm quan trọng về văn hóa của Thành Osaka.

    khuon-vien-lau-dai-osaka
    Lâu đài Osaka. Ảnh: 12go.asia

    Chủ nhân qua đời ngay sau khi khánh thành lâu đài

    Khi Thành Osaka được xây dựng vào cuối những năm 1500 bởi lãnh chúa nổi tiếng Hideyoshi Toyotomi, đây là lâu đài lớn nhất và ấn tượng nhất mà Nhật Bản từng chứng kiến. Nó được mô phỏng theo Lâu đài Azuchi, căn cứ của Oda Nobunaga, nhưng vượt trội hơn về mọi mặt.

    Lâu đài có một tòa tháp chính năm tầng, với ba tầng phụ dưới lòng đất, cũng như dát vàng ở các mặt tháp. Kể từ khi khởi công vào năm 1583, Hideyoshi Toyotomi liên tục mở rộng, bành trướng tòa lâu đài, khiến nó ngày càng trở nên đáng gờm hơn đối với những kẻ tấn công.

    Việc xây dựng cuối cùng đã được hoàn thành vào năm 1597. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, Hideyoshi Toyotomi qua đời và Lâu đài Osaka được truyền lại cho con trai ông, Hideyori Toyotomi.

    toyotomi-hideyoshi
    Hideyoshi Toyotomi. Ảnh: Wikimedia

    Hình dáng Lâu đài Osaka ngày nay được thiết kế vào năm 1620

    Năm 1614, Tướng quân Tokugawa Ieyasu chỉ huy binh lính tấn công và phá hủy Thành Osaka, khiến toàn bộ công trình bị thiêu rụi. Đến năm 1620, Tokugawa Hidetada, vị Tướng quân thứ hai của triều đại Tokugawa, đã xây dựng lại lâu đài mới trên nền đất cũ và thực hiện một số thay đổi hoặc cải tiến đáng chú ý.

    Trong đó tòa nhà chính - tháp lâu đài (Tenshu), được nâng lên cao hơn và có cấu trúc năm tầng nếu nhìn từ bên ngoài, tám tầng ở bên trong như ngày nay. Hidetada cũng xây dựng những bức tường đá khổng lồ nhằm bảo vệ tòa thành. Những bức tường này vẫn tồn tại cho đến nay, vững vàng vượt qua những vụ đánh bom và nhiều cuộc chiến trong suốt lịch sử.

    Tuy nhiên phần còn lại của lâu đài lại không may mắn như vậy, một lần nữa tòa thành bị sét đánh và thiêu rụi vào năm 1655. Mãi đến năm 1931, lâu đài mới được xây dựng lại và may mắn đứng vững sau nhiều cuộc không kích trong Thế chiến, cho đến ngày hôm nay.

    thanh-osaka
    Thành Osaka nhìn từ trên cao. Ảnh: Osaka Info
    lau-dai-osaka-mua-xuan
    Lâu đài Osaka vào mùa xuân là một điểm ngắm hoa anh đào thu hút du khách. Ảnh: Osaka Info

    Tòa lâu đài bằng bê tông đầu tiên

    Vào thời Minh Trị (1868-1912), Thành phố Osaka bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng về ​​dân số và mở rộng địa phận do sự phát triển của ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Năm 1925, Osaka trở thành thành phố lớn nhất Nhật Bản cả về diện tích và dân số.

    Sau đó, Thị trưởng Hajime Seki đã đề xuất xây dựng lại tháp lâu đài Osaka, nói rằng thành phố cần một cột mốc và một biểu tượng có thể là nguồn an ủi cho người dân. Ông đã dẫn đầu các nỗ lực quy hoạch đô thị của thành phố, bao gồm cả việc mở rộng khu vực Midosuji, biến tháp lâu đài Osaka trở thành “cấu trúc lâu dài tập hợp những công nghệ mới nhất”.

    Mặc dù dự án đầy tham vọng nhưng ban đầu nó không nhận được tài trợ, mặc dù tiền quyên góp từ người dân đã được sử dụng để trang trải chi phí xây dựng.

    thanh-osaka-1931
    Thành Osaka được xây dựng lại vào năm 1931. Ảnh: obayashi.co.jp

    Trước tình hình đó, Obayashi, công ty có trụ sở chính tại Osaka đã đồng ý xây dựng tòa tháp với chi phí tương đối thấp, theo trang web của công ty. Ban lãnh đạo Obayashi vào thời điểm đó được cho là đã quyết tâm thực hiện dự án, chủ tịch công ty cho biết: “Đây là một dự án lớn có sự tham gia của cư dân Osaka. Nếu không ai ở Osaka đảm nhận dự án thì cũng sẽ không có ai khác làm việc đó.”

    Số tiền quyên góp cuối cùng đã đạt được mục tiêu gây quỹ của dự án, nhưng câu nói trên của vị chủ tịch đã thể hiện rõ tinh thần của các thương nhân Osaka.

    Tháp lâu đài không được “khôi phục” mà được “xây dựng lại” theo cách phù hợp với thời đại, đơn cử như việc sử dụng bê tông. Lâu đài hiện tại cũng đóng vai trò như một bảo tàng trưng bày và giới thiệu đến du khách tất cả các khía cạnh của lịch sử địa phương.

    Khuôn viên rộng lớn với 13 công trình kiến ​​trúc

    Toàn bộ khu phức hợp Lâu đài Osaka rộng đến hơn 61.000m2, trừ tòa tháp chính còn có 13 công trình kiến ​​trúc, tất cả đều được chính phủ Nhật Bản chính thức công nhận là tài sản văn hóa quan trọng.

    • Cổng Otemon
    • Cổng Sakuramon
    • Tháp pháo Ichiban-yagura
    • Tháp pháo Inui-yagura
    • Tháp pháo Rokuban-yagura
    • Tháp pháo Sengan
    • Tháp pháo Tamon
    • Giếng Kinmeisui
    • Nhà kho Kinzo
    • Kho thuốc súng Enshogura
    • Ba bức tường thành xung quanh Cổng Otemon

    Các kiến ​​trúc trong công viên lâu đài được kết nối với những con đường và khu vườn tuyệt đẹp mà du khách có thể nghỉ chân trong chuyến tham quan quanh lâu đài.

    sakuramon
    Cổng Sakuramon. Ảnh: flickr

    Nội thất trong tháp lâu đài khác biệt đáng kể so với bên ngoài

    Hiện tại, sau nhiều lần xây dựng lại và cải tạo, nội thất của tháp lâu đài mang phong cách hiện đại, tương phản với kiến trúc truyền thống bên ngoài. Nội thất hiện đại này còn bao gồm thang máy, hệ thống máy tính và camera an ninh.

    Ngoài ra, trong công viên lâu đài còn có Trung tâm mua sắm Miraiza Osaka-jo. Việc có một trung tâm mua sắm trong khuôn viên lâu đài dường như là điều khá kỳ lạ nhưng cũng rất thú vị và hữu ích. Ở đây có quán cà phê, nhà hàng và một số cửa hàng quà tặng mà du khách thường xuyên sử dụng, vì bạn sẽ phải mất kha khá thời gian mới có thể tham quan toàn bộ lâu đài.

    ben-trong-lau-dai-osaka
    Ảnh: Wit and Folly

    Thường xuyên xuất hiện trong phim ảnh và văn học

    Lâu đài Osaka đã xuất hiện trong nhiều bộ phim và tác phẩm văn học ở cả Nhật Bản lẫn quốc tế. Sự hiện diện hùng vĩ và ý nghĩa lịch sử của nó đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và người viết trên nhiều phương tiện khác nhau.

    • Trong bộ phim “Godzilla Raids Again” năm 1955 của Toho, trận chiến của Godzilla với Anguirus diễn ra tại khuôn viên lâu đài. Khi Godzilla đẩy quái vật Anguirus vào lâu đài, tòa thành đã sụp xuống.
    • Trong bộ phim Tokusatsu năm 1966, “Gamera vs. Barugon”, cuộc chạm trán đầu tiên của những con quái vật chính là tại lâu đài.
    • Lâu đài xuất hiện trong phần hai của loạt phim truyền hình Tokusatsu mang tính biểu tượng năm 1966, “Ultraman”, trong đó siêu nhân đã chiến đấu với quái vật Gomora trong khuôn viên lâu đài.
    • Năm 1975, tiểu thuyết gia người Anh James Clavell đã sử dụng lâu đài và khu vực xung quanh nó (khoảng năm 1600) làm bối cảnh chính cho tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của ông, “Shogun”.
    • Lâu đài được giới thiệu trong phần cuối của Cuộc đua kỳ thú mùa 20 của Mỹ như một trạm dừng chân.
    • Trong bộ phim “Suicide Club” năm 2002, 200 nữ sinh trung học đã nhảy từ Lâu đài Osaka.
    godzilla-raids-again
    Godzilla Raids Again - phía sau hai quái vật là tòa thành Osaka. Ảnh: Wikizilla

    Tạm kết

    Lâu đài Osaka là một địa danh đáng chú ý với bề dày lịch sử và kiến ​​trúc đặc sắc. Cho dù bạn muốn tìm hiểu về Nhật Bản thời phong kiến, khám phá những khu vườn xinh đẹp hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn toàn cảnh Osaka, lâu đài đều có thể đáp ứng mọi kỳ vọng. Với vẻ ngoài mang tính biểu tượng cùng nhiều sự thật đáng kinh ngạc xung quanh việc xây dựng và bảo tồn, công trình là minh chứng cho sự vĩ đại của nước Nhật trong quá khứ và cam kết bảo tồn di sản văn hóa của người dân xứ Phù Tang.

    Đừng quên đón xem Tập 5 của Phiêu lưu cùng Gulliver mùa 4 để chiêm ngưỡng cận cảnh tòa thành biểu tượng này và theo dõi những thử thách thú vị của Thanh Sơn - Khả Ngân tại đây!

    ThanhSon-KhaNgan-AnhDuy
    Chương trình Phiêu lưu cùng Gulliver mùa 4 đến thăm Lâu đài Osaka. Ảnh: VOV
    phieu-luu-cung-gulliver
    Bộ ba Thanh Sơn - Khả Ngân - Anh Duy đang làm gì tại khuôn viên Lâu đài Osaka mà trông có vẻ rất hào hứng? Ảnh: VOV

    kilala.vn

    Lịch phát sóng Phiêu lưu cùng Gulliver - Mùa 4 Reloaded

    Lên sóng từ 28/10 - 8/12/2023

    Kênh VOVTV:

    - Phát chính: 20h00 - 20h30 Chủ Nhật hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 08h30 - 09h00 thứ Ba hàng tuần

    - Phát lại lần 2: 22h40 - 23h10 thứ Sáu hàng tuần

    Kênh VTC9:

    - Phát chính: 18h00- 18h30 thứ Bảy hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 11h30 - 12h00 thứ Ba hàng tuần

    - Phát lại lần 2: 22h00 - 22h30 thứ Năm hàng tuần

    Kênh VTC1:

    - Phát chính: 16h15 - 16h45 Chủ Nhật hàng tuần

    - Phát lại lần 1: 23h25 - 23h55 thứ Hai tuần kế tiếp

    - Phát lại lần 2: 09h15 - 09h45 thứ Ba tuần kế tiếp

    Đừng quên bấm theo dõi Fanpage Phiêu lưu cùng Gulliver -Run Gulliver- để cập nhật những tin tức và hình ảnh hậu trường thú vị từ chương trình!

    lich-phat-song

    •  
    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!