Những bài thơ nhỏ của Taneda Santoka
Taneda Santoka (種田山頭火) có một cuộc đời bi thảm. Mẹ tự sát, cha kinh doanh phá sản, bản thân ông bệnh tật phải bỏ dở dang việc học đại học, từng tự sát thất bại, ly dị vợ và cuối cùng trở thành một nhà thơ hành khất lang bạt cô độc. Thơ Haiku của Santoka là thơ Haiku tự do, nhiều bài chưa đến 17 âm tiết và không có quý ngữ (từ chỉ mùa) như Haiku truyền thống. Tuy vậy, thơ của ông lại rất chân thực, khắc họa cuộc sống lang bạt buồn bã của mình, khiến người đọc vô cùng cảm động.
1.
雪ふる一人一人ゆく
Tuyết rơi
Đi về lầm lũi
Cũng chỉ mình tôi
Bài thơ đơn giản như trẻ con tập nói. Chỉ có ba cụm từ Yuki furu (雪ふる) là “tuyết rơi”, Hitori (一人) là “một người” và Yuku (行く) là “đi”, nhưng vì Hitori còn có nghĩa là “một mình” nên ta cũng có thể dịch ra như sau:
Từng người từng người
Bước đi
Dưới trời tuyết rơi
Thật thú vị phải không?
2.
父によう似た声が出てくる旅はかなしい
Giọng ai
Như giọng cha
Chuyến đi dài buồn bã
Bài thơ cảm động của một kẻ không nhà, từ giọng nói Koe (声) người xa lạ nghe ra đâu đó trên đường phiêu lãng giống giọng cha mình Chichi (父) mà nhớ lại ngày xưa mình cũng có một tuổi thơ hạnh phúc và mái ấm gia đình.
3.
秋風あるいてもあるいても
Những bước chân phiêu lãng
Miệt mài
Trong gió thu
Akikaze (秋風) là “gió thu”, quý ngữ chỉ mùa thu và Aruku (歩く) là “bước đi”. Chúng ta có thể hiểu là con người ai cũng phải một mình trải qua mưa gió trong cuộc đời. Một hình ảnh đẹp cô đơn.
4.
酔いざめの風のかなしく吹きぬける
Khi tỉnh rượu
cơn gió buồn
thổi qua người tôi.
Yoizame (酔い覚め) là khi "tỉnh rượu", Fukinukeru (吹き抜ける) là “thổi xuyên qua”. Tự chúng ta cũng có thể cảm thấy nỗi buồn và cô độc của thi nhân trước cơn gió cuộc đời đúng không?
5.
夕立が洗っていった茄子をもぐ
Tôi hái trái cà
Đã được rửa
Bằng cơn mưa rào
Bài thơ có một hình ảnh rất đẹp. Chúng ta hình dung nhà thơ đưa tay hái Mogu (もぐ) một trái cà tím - Nasu (茄子) giữa cơn mưa rào ở vùng quê Yuudachi Arau (洗う夕立). Đối với một người phiêu bạt đó thật là một món quà quý giá cho một ngày mệt mỏi lãng du.
6.
よい湯からよい月へ出た
Từ bồn tắm tuyệt vời
Bước ra
Trăng tuyệt mỹ
Bài thơ hay nhất là chữ yoi (よい) là "tốt, hay". Thường người ta nói trăng đẹp kirei (きれい) chứ không ai nói trăng tốt (よい月) cả. Nhưng thử đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ sẽ thấy vô cùng cảm động. Một bữa ăn ngon, tắm nước nóng buổi tối Yu (湯) là nước nóng, tức là tắm Ofuro (お風呂) hay uống rượu ngắm trăng là thứ cực xa xỉ với người hành khất. Cho nên chữ Yoi luôn ám ảnh, như Yoi tabemono (よい食べ物) “đồ ăn ngon” mà chính Santoka hay dùng trong thơ ca. Một buổi tối thảnh thơi tắm nước nóng lại có trăng đẹp để ngắm thì đối với tâm hồn nhà thơ, quả là nước nóng cũng ngon mà trăng cũng tốt.
7.
木の葉散る歩きつめる
Lá cây cứ rơi mãi
Và tôi cứ đi miệt mài
Cuộc đời này không có gì mãi mãi. Lá Ha (葉) vẫn rơi Chiru (散る) như quy luật đất trời, tôi vẫn đi Arukitsumeru (歩きつめる) miệt mài không nghỉ như thân phận con người. Có lẽ lời bình hay nhất là mượn câu thơ của Bùi Giáng “Em về mấy thế kỷ sau, ngó trăng còn thấy nguyên màu ấy không, ta đi gửi lại đôi dòng, lá rơi có dội lại trong sương mù?”
8.
わかれてからのまいにち雪ふる
Từ khi chia biệt
Mỗi ngày tuyết rơi
Tuyết rơi bên ngoài cộng hưởng với cái lạnh trong trái tim kể từ ngày chia biệt Wakareru (わかれる) khiến bài thơ trở nên ám ảnh.
9.
山あれば山を観る雨の日は雨を聴く
Có núi thì ngắm núi
Ngày mưa thì nghe mưa
Hãy vui với gì mình có thì chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Yama wo miru (山を観る) là “ngắm núi” và Ame wo kiku (雨を聴く) là “nghe mưa”.
10.
石にとんぼはまひるのゆめみる
Chuồn chuồn trên tảng đá
Đang mơ giấc ngủ ngày
Bài thơ đơn giản. Tonbo (とんぼ) là “con chuồn chuồn”, Mahiru (真昼) là “giữa ban ngày”, Yume miru (夢見る) là “nằm mơ”. Nhưng chuồn chuồn của Santoka cũng chính là chú bướm của Trang Chu, là thân phận của con người chúng ta. Trang Chu nằm mơ thấy bướm, tỉnh dậy không biết là Trang Chu hóa bướm hay bướm hóa Trang Chu. Chúng ta cũng chỉ là kẻ mơ ngày, đắm chìm trong giấc mộng của mình trong cõi phù thế. Cho nên Nguyễn Du cũng viết “Tri giao quái ngã sầu đa mộng, thiên hạ hà nhân bất mộng trung?” (Bạn bè cứ lấy làm lạ ta sầu lại lắm mộng nhưng có ai không sống trong mộng ảo đâu?)
11.
雨だれの音も年とったた
Tiếng mưa rơi
Cũng trở nên già rồi
Tại sao “tiếng mưa rơi” Amadare no oto (あまだれの音) lại trở nên “già đi” Toshi totta (年取った)? Có thể vì nghe mưa bao nhiêu năm ta hiểu được tiếng mưa thâm trầm hơn? Hay đơn giản chỉ vì ta đã già nua mỏi mệt nên thấy tất cả xung quanh cũng già nua đi, ngay cả “tiếng mưa” cũng già đi qua đôi tai nghễnh ngãng?
12.
秋風行きたい方へ行けるところまで
Gió thu
Tôi ráng sức đi
Về nơi muốn đến
Ikitaihou (いきたい方) là đích đến. Ikerutokoro (行けるところ) là nơi ta có thể đến được bằng sức mình. Cuộc đời nhiều khi giữa điều ta muốn và điều ta có thể làm là một khoảng cách rất xa. Nhưng chúng ta cứ phải cố gắng hết sức mỗi ngày bạn nhé.
Hoàng Long/kilala.vn
1.
雪ふる一人一人ゆく
Tuyết rơi
Đi về lầm lũi
Cũng chỉ mình tôi
Bài thơ đơn giản như trẻ con tập nói. Chỉ có ba cụm từ Yuki furu (雪ふる) là “tuyết rơi”, Hitori (一人) là “một người” và Yuku (行く) là “đi”, nhưng vì Hitori còn có nghĩa là “một mình” nên ta cũng có thể dịch ra như sau:
Từng người từng người
Bước đi
Dưới trời tuyết rơi
Thật thú vị phải không?
2.
父によう似た声が出てくる旅はかなしい
Giọng ai
Như giọng cha
Chuyến đi dài buồn bã
Bài thơ cảm động của một kẻ không nhà, từ giọng nói Koe (声) người xa lạ nghe ra đâu đó trên đường phiêu lãng giống giọng cha mình Chichi (父) mà nhớ lại ngày xưa mình cũng có một tuổi thơ hạnh phúc và mái ấm gia đình.
3.
秋風あるいてもあるいても
Những bước chân phiêu lãng
Miệt mài
Trong gió thu
Akikaze (秋風) là “gió thu”, quý ngữ chỉ mùa thu và Aruku (歩く) là “bước đi”. Chúng ta có thể hiểu là con người ai cũng phải một mình trải qua mưa gió trong cuộc đời. Một hình ảnh đẹp cô đơn.
4.
酔いざめの風のかなしく吹きぬける
Khi tỉnh rượu
cơn gió buồn
thổi qua người tôi.
Yoizame (酔い覚め) là khi "tỉnh rượu", Fukinukeru (吹き抜ける) là “thổi xuyên qua”. Tự chúng ta cũng có thể cảm thấy nỗi buồn và cô độc của thi nhân trước cơn gió cuộc đời đúng không?
5.
夕立が洗っていった茄子をもぐ
Tôi hái trái cà
Đã được rửa
Bằng cơn mưa rào
Bài thơ có một hình ảnh rất đẹp. Chúng ta hình dung nhà thơ đưa tay hái Mogu (もぐ) một trái cà tím - Nasu (茄子) giữa cơn mưa rào ở vùng quê Yuudachi Arau (洗う夕立). Đối với một người phiêu bạt đó thật là một món quà quý giá cho một ngày mệt mỏi lãng du.
6.
よい湯からよい月へ出た
Từ bồn tắm tuyệt vời
Bước ra
Trăng tuyệt mỹ
Bài thơ hay nhất là chữ yoi (よい) là "tốt, hay". Thường người ta nói trăng đẹp kirei (きれい) chứ không ai nói trăng tốt (よい月) cả. Nhưng thử đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ sẽ thấy vô cùng cảm động. Một bữa ăn ngon, tắm nước nóng buổi tối Yu (湯) là nước nóng, tức là tắm Ofuro (お風呂) hay uống rượu ngắm trăng là thứ cực xa xỉ với người hành khất. Cho nên chữ Yoi luôn ám ảnh, như Yoi tabemono (よい食べ物) “đồ ăn ngon” mà chính Santoka hay dùng trong thơ ca. Một buổi tối thảnh thơi tắm nước nóng lại có trăng đẹp để ngắm thì đối với tâm hồn nhà thơ, quả là nước nóng cũng ngon mà trăng cũng tốt.
7.
木の葉散る歩きつめる
Lá cây cứ rơi mãi
Và tôi cứ đi miệt mài
Cuộc đời này không có gì mãi mãi. Lá Ha (葉) vẫn rơi Chiru (散る) như quy luật đất trời, tôi vẫn đi Arukitsumeru (歩きつめる) miệt mài không nghỉ như thân phận con người. Có lẽ lời bình hay nhất là mượn câu thơ của Bùi Giáng “Em về mấy thế kỷ sau, ngó trăng còn thấy nguyên màu ấy không, ta đi gửi lại đôi dòng, lá rơi có dội lại trong sương mù?”
8.
わかれてからのまいにち雪ふる
Từ khi chia biệt
Mỗi ngày tuyết rơi
Tuyết rơi bên ngoài cộng hưởng với cái lạnh trong trái tim kể từ ngày chia biệt Wakareru (わかれる) khiến bài thơ trở nên ám ảnh.
9.
山あれば山を観る雨の日は雨を聴く
Có núi thì ngắm núi
Ngày mưa thì nghe mưa
Hãy vui với gì mình có thì chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nhiều. Yama wo miru (山を観る) là “ngắm núi” và Ame wo kiku (雨を聴く) là “nghe mưa”.
10.
石にとんぼはまひるのゆめみる
Chuồn chuồn trên tảng đá
Đang mơ giấc ngủ ngày
Bài thơ đơn giản. Tonbo (とんぼ) là “con chuồn chuồn”, Mahiru (真昼) là “giữa ban ngày”, Yume miru (夢見る) là “nằm mơ”. Nhưng chuồn chuồn của Santoka cũng chính là chú bướm của Trang Chu, là thân phận của con người chúng ta. Trang Chu nằm mơ thấy bướm, tỉnh dậy không biết là Trang Chu hóa bướm hay bướm hóa Trang Chu. Chúng ta cũng chỉ là kẻ mơ ngày, đắm chìm trong giấc mộng của mình trong cõi phù thế. Cho nên Nguyễn Du cũng viết “Tri giao quái ngã sầu đa mộng, thiên hạ hà nhân bất mộng trung?” (Bạn bè cứ lấy làm lạ ta sầu lại lắm mộng nhưng có ai không sống trong mộng ảo đâu?)
11.
雨だれの音も年とったた
Tiếng mưa rơi
Cũng trở nên già rồi
Tại sao “tiếng mưa rơi” Amadare no oto (あまだれの音) lại trở nên “già đi” Toshi totta (年取った)? Có thể vì nghe mưa bao nhiêu năm ta hiểu được tiếng mưa thâm trầm hơn? Hay đơn giản chỉ vì ta đã già nua mỏi mệt nên thấy tất cả xung quanh cũng già nua đi, ngay cả “tiếng mưa” cũng già đi qua đôi tai nghễnh ngãng?
12.
秋風行きたい方へ行けるところまで
Gió thu
Tôi ráng sức đi
Về nơi muốn đến
Ikitaihou (いきたい方) là đích đến. Ikerutokoro (行けるところ) là nơi ta có thể đến được bằng sức mình. Cuộc đời nhiều khi giữa điều ta muốn và điều ta có thể làm là một khoảng cách rất xa. Nhưng chúng ta cứ phải cố gắng hết sức mỗi ngày bạn nhé.
Hoàng Long/kilala.vn
17/02/2016
Dịch và bình: Hoàng Long
Đăng nhập tài khoản để bình luận