Lịch sử trà Nhật Bản

    Bước ngoặt đầu tiên của lịch sử trà Nhật Bản là vào năm 805 (thời Heian), một nhà sư tên Saichou mang theo cây trà về Nhật sau chuyến đi Trung Quốc. Lúc này, người Nhật đang rất chuộng uống trà nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhà sư Saichou đã trồng nên vườn trà đầu tiên ở Nhật bằng cây trà mà ông mang về. Ngày nay, vườn trà lâu đời nhất này vẫn còn ở thôn Shigaraki, thuộc tỉnh Shiga.

    lịch sử trà Nhật Bản

    Sau đó, Matcha xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1214 (nửa đầu thời Kamakura) khi nhà sư Yousai mang văn hóa trà bột đang thịnh hành ở Trung Quốc (lúc ấy là thời nhà Tống) về Nhật kết hợp cùng tính Thiền trong Phật Giáo. Thời bấy giờ, người ta không dùng bột matcha để uống, mà chỉ xem nó là dược liệu. Chuyện kể rằng khi sư Yousai dâng bột Matcha cho tướng quân Minamoto no Sanetomo, những mệt mỏi sau cơn say của ngài lập tức biến mất. So với nước trà đun từ lá thì lượng caffeine trong bột Matcha – vốn được nghiền từ lá trà cũng khá cao, nên có tác dụng như chất kích thích. Điều kỳ lạ là cả sau khi đã “hết thời” ở Trung Quốc, bột Matcha vẫn tiếp tục phát triển tại Nhật.

    matcha là một loại trà đặc biệt

    Về sau, bột Matcha trở nên nổi tiếng trong giới tăng lữ, quý tộc và cả giới cầm quyền. Vào khoảng nửa sau thời Kamakura đến giữa thời Muromachi (1288 – 1392), cách uống trà đã có sự thay đổi. Người Nhật vừa uống trà vừa thưởng thức các vật phẩm nghệ thuật du nhập từ nhà Đường của Trung Quốc. Bước thay đổi này có thể coi là hình thái nguyên sơ của Trà đạo.

    Matcha có thể ứng dụng để làm bánh kẹo

    Bên cạnh kiểu thức uống trà trong khi thưởng thức cái đẹp và uống trà dùng bánh, thì một kiểu thức khác cũng được khai sinh vào nửa sau thế kỷ 15 bởi một người tên Sen no Rikyu. Đó là gắn kết trà với tính Thiền và Thần đạo, gọi là “Wabicha”. Cho đến ngày nay, các con cháu và môn đệ của Rikyu vẫn lưu giữ những gì học được về Trà đạo từ ông.

    trà đạo kết hợp với phong cách thiền

    Tuy nhiên, Matcha hiện nay vẫn là một loại trà đặc biệt và có giá thành cao. Mọi người không xa lạ gì với các loại bánh kẹo, đồ ngọt làm từ matcha nhưng lại ít khi có dịp uống Matcha. Vào thời Edo, loại lá trà (Sencha) mà người Nhật uống thường ngày được trồng rất nhiều ở tỉnh Shizuoka và trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân.

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!