Những con đường "kì bí" có thể phát nhạc khi xe chạy
Trên đoạn đường cao tốc xe cơ giới thường xuyên qua lại, sẽ gặp rất nhiều rãnh đường hạn chế tốc độ. Để tránh gây phiền toái cho người dân sinh sống gần khu vực gần đó, người Nhật đã tạo ra "Con đường giai điệu". Ngoài việc giúp bạn thưởng thức được những bản nhạc trong lúc lái xe, con đường giai điệu còn giúp chúng ta có thể kiểm soát tốc độ lái xe, bớt căng thẳng và tỉnh táo khi tham gia giao thông, giảm số lượng tai nạn đáng kể.
Clip đi trên con đường giai điệu - Musical Road gần núi Phú Sĩ
Con đường giai điệu ở thị trấn Kino Mino thuộc quận Wakayama (Nguồn: flickr/ S Morita)
Nhật Bản: Quốc gia sở hữu số "con đường giai điệu" nhiều nhất Thế giới
“Con đường giai điệu” (メロディ ロード) ở Nhật là đoạn đường khi chạy qua nhờ những rãnh đường có độ sâu rộng khác nhau ma sát với lớp vỏ cao su bánh xe ô tô với tốc độ nhất định sẽ tạo thành một giai điệu nào đó.
Ý tưởng thú vị này được hình thành do ông Shizuo Shinoda, một kĩ sư người Nhật vô tình lái xe ủi đất để cạo một số đường rãnh vào một con đường và ông nhận thấy khi lái xe qua chúng đã tạo ra những giai điệu tùy thuộc vào độ sâu và khoảng cách khác nhau của các rãnh.
Năm 2007, Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia Hokkaido đã dựa vào phát hiện của Shizuo Shinoda để tạo ra con đường giai điệu ngày nay. Tính đến năm 2016, Nhật Bản là quốc gia sở hữu số lượng con đường giai điệu nhiều nhất trên thế giới, ước tính trên 30 con đường.
Kĩ sư Shinzuo Shinoda giám sát công việc trên con đường giai điệu ở Shibetsu, Hokkaido (Nguồn: flickr/lukenclancy)Đặc trưng của con đường giai điệu
Ở Nhật, đoạn đường âm nhạc chủ yếu nằm trên đường cao tốc, có chiều dài từ 175-200 m và chứa hàng nghìn rãnh nhỏ cách nhau một khoảng nhất định thường dao động từ 6-12 mm. Các rãnh càng gần nhau thì âm vực tiếng nhạc phát ra càng cao và ngược lại. Vì vậy, nốt cao hay trầm tạo nên giai điệu nhạc đều tùy thuộc vào độ sâu và khoảng cách giữa các đường khía.Con đường giai điệu được trang trí bằng nhiều hình nốt nhạc màu sắc nổi bật khác nhau (Nguồn: Flickr/ Mitsuo Sunada)
Các rãnh này thường nằm thẳng hàng về một phía làn đường. Trước khi chạy vào con đường giai điệu, người lái xe sẽ trông thấy biển báo hiệu nên họ có thể lựa chọn nghe nhạc hay không.
Biển báo ngộ nghĩnh đi vào con đường giai điệu (Nguồn: flickr/ l-v-l l-v-l)
Các yếu tố trên chưa hẳn tạo ra được một bản nhạc vui tai nếu tốc độ lái xe không đảm bảo yêu cầu. Để thưởng thức giai điệu một cách hoàn hảo nhất, xe cần đóng kín cửa kính và đi với tốc độ khoảng 40 đến 45km/h cũng như đảm bảo hướng gió, động cơ, tiếng ồn của bánh xe ở mức tối thiểu. Tốc độ lái xe nhanh hơn giới hạn này thì âm thanh phát ra không khác gì cuộn băng tua nhanh. Hiện nay ở Nhật chúng ta có thể thưởng thức âm thanh của các bản nhạc tuyệt vời tại các con đường giai điệu nằm lần lượt ở Hokkaido, Wakayama, Gunma và Shizouka,.
Một số đất nước có con đường giai điệu:
1. Đan Mạch
Con đường âm nhạc đầu tiên trên thế giới được tạo ra bới hai nghệ sĩ Đan Mạch Steen Krarup Jesen và Jakob Freud-Magnus vào tháng 10 năm 1995. Con đường này mang tên là Asphaltophone có nguyên lí hoạt động tương tự các con đường giai điệu tại Nhật hiện nay.2. California
Ở Lancaster, California, Mỹ, trên đại lộ G, gần khu công nghiệp một con đường giai điệu chính thức được đưa vào sử dụng năm 2008, phục vụ chiến dịch quảng cáo của hãng xe hơi. "Civil Musical Road" được đặt dựa theo một dòng xe, dài hơn 0,25 km. Một đoạn trong bài "William Tell Overture" sẽ vang lên khi điều khiển xe với tốc độ 88km/h qua dải giảm tốc độ.3. Hàn Quốc
Khoảng 70% vụ tai nạn đường cao tốc ở Hàn Quốc xảy ra do người lái xe mất tập trung hoặc ngủ gật. Vì vậy, quan chức nước này cũng tạo con đường âm nhạc mang tên “ Singing Road” nằm gần Anyang, Gyeonggi để hạn chế vấn nạn trên.4. New Mexico
Ở New Mexico, tiểu bang tọa lạc ở vùng Tây Nam Hoa Kì cũng sở hữu con đường âm nhạc được giám sát bởi Hội địa lý quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải. Điểm đặc biệt của con đường này là khi xe đi qua các rãnh với vận tốc 72km/h, đường sẽ vang lên giai điệu bài “America the beautiful”. Các quan chức giao thông ở đây hi vọng bài hát sẽ phần nào nhắc nhở các tài xế điều khiển xe chậm lại trên tuyến đường 66 nối Albuquerque và Tijeras.05/01/2018
Bài: Nguyên Nguyễn
Đăng nhập tài khoản để bình luận