Du học Nhật Bản: Cần chuẩn bị bao nhiêu tiền thì đủ?
Tiền bảo đảm để xin Visa
Thật ra không có một tiêu chí nào cho khoản tiền này, nhưng tóm lại bạn sẽ bị kiểm tra 2 khoản tiền sau đây: số dư trong tài khoản ngân hàng của người bảo trợ và thu nhập của người bảo trợ.a) Số dư tài khoản ngân hàng:
Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản quy định người bảo trợ tài chính cho bạn phải có tối thiểu 300 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng. Nếu người bảo trợ có ít hơn số tiền này thì cần phải kê khai các tài sản khác như đất đai, công ty, … Nếu không sẽ rất khó khăn khi làm thủ tục.b) Thu nhập của người bảo trợ:
Luật lệ của khoản này cũng khá mơ hồ. Nếu thu nhập của người bảo trợ ở mức 24 triệu/tháng, bạn chắc chắn sẽ đậu visa. Trường hợp thu nhập của người bảo trợ chỉ có 15 triệu/tháng thì số dư trong tài khoản ngân hàng nhiều một chút cũng không có vấn đề gì. Còn nếu thu nhập dưới 15 triệu, bạn vẫn có cơ hội đậu visa nếu tìm 2 người bảo trợ hoặc có số tiền lớn (từ 500 triệu - 1 tỷ đồng) trong tài khoản ngân hàng.Người bảo trợ có thể là bố/mẹ, cô/dì, chú/bác hoặc vợ/chồng. Bạn cũng có quyền chỉ định 2 người bảo trợ. Tuy nhiên cần phải chứng minh quan hệ giữa bạn và người bảo trợ nên người yêu không thể trở thành người bảo trợ của bạn. Ngoài ra, trong trường hợp bạn muốn đi du học bằng chính tiền của mình, do đây là trường hợp đặc biệt nên bạn cần phải thảo luận với trung tâm du học hoặc trường tiếng Nhật.
Để chứng minh thu nhập, có thể nhờ cơ quan hoặc công ty nơi người bảo trợ của bạn đang làm việc. Nếu người bảo trợ kinh doanh tại gia hoặc là tiểu thương, hãy nhờ cơ quan địa phương hoặc người quản lý xác nhận nghề nghiệp và tình trạng đóng thuế.
Sau khi học xong tiếng Nhật tại trường tiếng, bạn sẽ phải tốn thêm một khoản tiền làm thủ tục nếu muốn học lên đại học, cao học hoặc trường chuyên môn. Học phí ở trường đại học hoặc trường chuyên môn vào khoảng 140 - 200 triệu/năm. Nếu bạn chưa tiết kiệm đủ, bạn cũng cần phải thảo luận với trung tâm du học hoặc trường tiếng Nhật
Phí làm hồ sơ
Có rất nhiều bạn hoang mang, vì sao phí làm hồ sơ lại có nhiều mức giá khác nhau như vậy, và phí này bao gồm những khoản tiền gì?
Đó là những phí như phí duyệt hồ sơ, phí tư vấn trường, phí hướng dẫn thủ tục chứng minh tài chính, số dư tài khoản ngân hàng, phí dịch thuật hồ sơ, phí gửi hồ sơ sang Nhật cho đến khi thủ tục hoàn tất, …
Thông thường, các trung tâm du học sẽ nhận được phí giới thiệu từ các trường tiếng Nhật, tức khoản tiền trường bên Nhật trả cho trung tâm để trung tâm tư vấn và hướng dẫn học viên thủ tục nhập học trường đó. Vì vậy, bạn phải cảnh giác để tránh trường hợp các trung tâm ăn cả 2 đầu: trường bên Nhật và bạn.
Tùy vào từng trung tâm tư vấn du học mà mức phí này sẽ khác nhau, như có trung tâm bắt bạn phải đóng tiền cho tất cả các khoản trên, nhưng cũng có trung tâm chỉ thu các khoản dịch thuật hồ sơ và phí gửi hồ sơ, miễn phí hướng dẫn, và có những trung tâm hoàn toàn miễn phí tư vấn kể cả dịch thuật như trung tâm manabillage.
Những khoản tiền cần thiết cho chi tiêu tại Nhật Bản
Đó chính là tiền học phí và tiền sinh hoạt.
a) Học phí
Tiền học phí sẽ tùy theo chất lượng giáo dục của từng trường nhưng tối thiểu đều từ 140 - 160 triệu/năm. Khi nhập học, thông thường bạn phải đóng học phí cho cả 1 năm, nhưng cũng có trường chỉ yêu cần bạn đóng trước 6 tháng. (Năm học thứ 2, bạn sẽ không cần phải đóng những khoản như tiền nhập học nên học phí sẽ rẻ hơn một chút)
b) Sinh hoạt phí
So với những thành phố lớn như Tokyo, Osaka hay Nagoya, những vùng nông thôn có mức sinh hoạt phí thấp hơn hẳn. Điều quan trọng là, trong khi tiền học phí ở những thành phố lớn và nông thôn chỉ chênh lệch nhau khoảng 20 triệu đồng nhưng bạn có thể tiết kiệm đến 100 triệu đồng tiền sinh hoạt nếu sinh sống ở khu vực nông thôn. Do đó, có những du học sinh ban đầu sẽ chọn học tập và làm thêm tại các vùng hẻo lánh, sau khi tiếng Nhật đã tiến bộ và để dành đủ tiền sẽ chuyển lên sinh sống tại các đô thị lớn.
Sau khi nộp giấy tờ xin visa, người bên Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ ngẫu nhiên gọi điện thoại để kiểm tra độ chính xác của những thông tin bạn ghi trong hồ sơ.
Bạn có thể bị đánh rớt hoặc bị cấm nhập cảnh Nhật Bản vĩnh viễn nếu Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản phát hiện những hồ sơ đó là giả mạo thông qua cuộc phỏng vấn kiểm tra qua điện thoại.
Vì vậy không nên nghĩ đến việc nhờ các công ty làm giả hồ sơ để xin visa.
Tư vấn: Anh Fumiki Yuguchi, trung tâm du học Manabillage
manabillage
Trung tâm tư vấn du học, tìm kiếm trường tiếng Nhật tại Nhật, tư vấn và hỗ trợ các thủ tục hồ sơ hoàn toàn miễn phí.
Tầng trệt IDD Bldg, 111 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (08) 3526 5777
website: vn.manabillage.com
04/07/2015
Tư vấn: Anh Fumiki Yuguchi, trung tâm du học Manabillage
Đăng nhập tài khoản để bình luận