5 nhóm ngành học dễ xin việc làm tại Nhật
1. Công nghệ thông tin
Nhật Bản luôn khát nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT). Theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI), đến năm 2020, Nhật Bản thiếu khoảng 50.000 nhân lực lĩnh vực CNTT. Trong khi đó, mới đây, ông Hironobu Kitagawa- Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) cho biết nhân lực ngành CNTT Nhật Bản đang thiếu hụt khoảng 171.000 kỹ sư và đến năm 2020 dự báo sẽ thiếu 369.000 kỹ sư trong các mảng công nghệ mới. Đây là cơ hội việc làm tuyệt vời cho những bạn tốt nghiệp ngành này tại Nhật.
2. Nhóm ngành y tế - điều dưỡng, hộ lý
Hiện Nhật Bản có hơn 20% dân số đang ở độ tuổi trên 65. Con số này dự báo tiếp tục tăng mạnh trong các năm tiếp theo trong khi thanh niên Nhật ngày càng ngại lập gia đình và lười sinh con. Dân số già đồng nghĩa với tình trạng thiếu hụt lao động và cần nguồn nhân lực để chăm sóc người già. Do đó, Chính phủ Nhật Bản đang có nhiều chính sách ưu tiên lao động nước ngoài đến làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người già. Chọn học ngành y tá, điều dưỡng sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm cho du học sinh sau khi tốt nghiệp.
3. Nhóm ngành xây dựng
Để chào đón Thế Vận hội Olympic Tokyo vào tháng 8/2020, thời gian qua nhu cầu tuyển dụng lao động ngành xây dựng tại Nhật tăng vọt. Học ngành xây dựng đang là lựa chọn của nhiều du học sinh. Tuy nhiên, làm việc trong ngành xây dựng rất vất vả, nhiều áp lực và cần có sức khỏe tốt nên du học sinh cần cân nhắc khi lựa chọn ngành này.
Nhóm ngành cơ khí – chế tạo máy, điện - điện tử - điện lạnh: Cùng với xây dựng thì nhóm ngành cơ khí – điện - điện tử - điện lạnh cũng luôn khát nhân lực. Bởi Nhật Bản là một trong những cường quốc về công nghệ trên thế giới, mũi nhọn là phát triển các ngành cơ khí – kỹ thuật nên ngành này đòi hỏi nguồn nhân lực khủng lồ.
4. Nhóm ngành cơ khí - chế tạo máy, điện tử - điện lạnh
Cùng với xây dựng thì nhóm ngành cơ khí - chế tạo máy, điện tử - điện lạnh cũng luôn khát nhân lực. Bởi Nhật Bản là một trong những cường quốc về công nghệ trên thế giới, ngành mũi nhọn là cơ khí - kỹ thuật nên đòi hỏi nguồn nhân lực khổng lồ. Do đó du học sinh chọn học các ngành này ra trường không lo thiếu việc.
5. Ngành đầu bếp - chuyên làm bánh
Hiện nay, nghề bếp là một trong những ngành nghề đang rất thiếu nguồn nhân lực nên chính phủ Nhật đang nới lỏng chính sách nhập cư, tuyển dụng đầu bếp nước ngoài. Ngoài ra, khi học xong các khóa làm bếp tại Nhật bạn có thể trở về làm việc tại các nhà hàng quốc tế tại Việt Nam hoặc mở những tiệm bánh cho riêng mình. Với sự phát triển của hệ thống nhà hàng, khách sạn kéo theo sự phát triển của nghề đầu bếp, đặc biệt là đầu bếp chuyên về làm bánh. Đây là một ngành đang rất hấp dẫn giới trẻ với thời gian học ngắn, dễ kiếm việc làm, mức lương hấp dẫn kèm theo khả năng thăng tiến nhanh.
Lưu ý: Thời gian học senmon ở Nhật Bản dao động từ 18 tháng đến 2 năm với mức học phí 800.000 yên/năm (khoảng 160 triệu đồng/năm). Du học sinh tốt nghiệp senmon để xin được visa lao động tại Nhật (và chưa tốt nghiệp Đại học / Cao đẳng ở Việt Nam) cần thoả mãn cả 3 điều kiện: Nhận được Chứng chỉ nghề - Senmon shi (専門士) từ trường senmon; công việc sẽ làm là những việc nằm trong phạm vi được chính phủ Nhật đồng ý cấp visa lao động; nội dung các môn học ở trường senmon phải liên quan chặt chẽ tới nội dung công việc sẽ đảm nhận.
Trong 3 điều kiện ở trên, thì điều kiện cuối cùng, về tính liên quan giữa chuyên môn học ở trường senmon và nội dung công việc sẽ đảm nhận thường sẽ bị xét rất kỹ và chặt chẽ hơn nhiều so với các bạn tốt nghiệp Đại học. Bên cạnh đó, du học sinh cố gắng thi lấy Chứng chỉ nghề quốc gia sẽ là một lợi thế khi xin việc và có mức lương cao hơn.
kilala.vn
Mức lương theo trình độ người lao động
Ở Nhật dù vào bất kỳ công ty nào thì mức lương cũng tương ứng với trình độ như sau: tốt nghiệp semon có mức lương trung bình 180.000 yên/tháng; tốt nghiệp đại học có mức lương trung bình 250.000 yên/tháng; cao học – tiến sĩ có mức lương trung bình 280.000 – 300.000 yên/tháng. Dù mức lương không chênh lệch nhau nhiều nhưng trình độ càng cao thì các công ty sẽ có chế độ thăng tiến hoặc tăng lương nhanh hơn theo thời gian. Ví như 6 tháng có thể tăng lương 1 lần tùy vào năng lực người lao động. Riêng semon thì mức lương gần như ở dạng ổn định, tăng theo năm hoặc người thực sự giỏi mới được tăng lương, nhưng mức tăng khá chậm và thấp.
02/05/2019
Bài: Nguyệt Anh
Ảnh: Pixta
Đăng nhập tài khoản để bình luận