Tử tù thụ án lâu nhất thế giới được xét xử lại sau gần 5 thập kỷ

    Một tòa án ở Nhật Bản đã xét xử lại một người đàn ông - được cho là tử tù thụ án lâu nhất thế giới - người đã bị kết án treo cổ 45 năm trước vì tội sát hại một gia đình bốn người.

    Tòa án cấp cao của Tokyo vào tháng 3 vừa qua đã ra lệnh xét xử lại vụ án của Iwao Hakamada - cựu võ sĩ quyền anh (hiện nay 87 tuổi), người đã bị kết án tử hình gần 5 thập kỷ sau khi bị kết tội giết người. Trước đó trong đơn kháng cáo, các luật sư của ông cho rằng việc kết tội trước đó dựa trên lời thú tội bằng cách bức cung và bằng chứng ngụy tạo.

    Hakamada

    Ông Hakamada hiện nay đang ở cùng người thân, sau khi được tạm ra tù vì sức khỏe. Ảnh: CNN

    Vào năm 1966, Hakamada bị bắt vì tội sát hại giám đốc công ty và 3 người trong gia đình của ông, sau đó phóng hỏa ngôi nhà của họ. Đến năm 1968, Hakamada bị kết án tử hình với tội danh giết người. Ban đầu ông phủ nhận các cáo buộc nhưng sau đó thú nhận, điều mà sau này ông nói rằng buộc phải làm vậy vì bị cảnh sát thẩm vấn bạo lực.

    Vận động viên

    Ông Hakamada từng là võ sĩ. Ảnh: parknews

    Hakamada không bị xử tử vì kháng cáo kéo dài và quá trình tái thẩm. Phải mất 27 năm Tòa án Tối cao mới từ chối đơn kháng cáo đầu tiên của ông để xét xử lại. Ông đã nộp đơn kháng cáo lần thứ hai vào năm 2008, và cuối cùng tòa án đã ra phán quyết được cho là có lợi vào tháng 03/2023.

    Một trong những điểm mấu chốt để tòa án chấp nhận xét xử lại là theo báo cáo điều tra lúc đó, năm mảnh áo dính máu, được cho là của Hakamada mặc lúc gây án, đã được tìm thấy trong một thùng tương đậu, sau hơn 1 năm ông bị bắt. 

    bằng chứng

    Ảnh chụp những vật chứng được cho là của ông Hakamada. Ảnh: parknews

    Tuy nhiên, những nhà điều tra ngày nay sau khi thực hiện các thí nghiệm hóa học thì cho rằng việc quần áo ngâm trong miso trong hơn một năm trở nên quá sẫm màu để có thể phát hiện ra vết máu, nên có thể bằng chứng lúc đó đã bị ngụy tạo.

    Luật sư bào chữa cũng cho biết các mẫu máu không khớp với DNA của Hakamada, chiếc quần mà các công tố viên nộp làm bằng chứng quá nhỏ so với Hakamada và không vừa khi ông mặc thử.

    bằng chứng

    Ảnh: parknews

    Đài truyền hình quốc gia NHK cho biết chủ tọa phiên tòa Fumio Daizen nghi ngờ về độ tin cậy của bộ quần áo làm bằng chứng. "Không có bằng chứng nào khác ngoài quần áo có thể xác định Hakamada là thủ phạm, vì vậy rõ ràng là chúng tôi có cơ sở để nghi ngờ", NHK dẫn lời ông nói.

    Hakamada đã ra tù vì sức khỏe yếu và tuổi tác khiến ông ít có nguy cơ bỏ trốn nhưng vẫn chưa được xóa tội kể từ năm 2014, khi Tòa án quận Shizuoka đình chỉ việc thi hành án và ra lệnh xét xử lại, đồng thời trả tự do cho ông. Phán quyết đó đã bị Tòa án cấp cao Tokyo hủy bỏ cho đến năm 2020, khi Tòa án tối cao yêu cầu xem xét lại.

    điều tra

    Để tăng độ chính xác, những nhà điều tra đã cho máu tiếp xúc với miso và đánh dấu thời gian máu chuyển màu. Ảnh: parknews

    Bà Hideko, 90 tuổi, chị gái của Hakamada, người đã vận động không mệt mỏi cho em trai mình, cho biết: “Tôi đã chờ đợi ngày này trong 57 năm và nó đã đến. Cuối cùng một gánh nặng đã được dỡ bỏ khỏi vai tôi. Bây giờ, tôi chỉ cần đảm bảo rằng tôi có thể thấy phiên tòa tái thẩm bắt đầu".

    Những người ủng hộ nói rằng gần 50 năm bị giam giữ, chủ yếu là biệt giam với mối đe dọa hành quyết luôn hiện hữu, đã gây tổn hại nặng nề cho sức khỏe tâm thần của Hakamada. Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2018, ông ấy cho biết mình đang chiến đấu mỗi ngày.

    hideko

    Bà Hideko cùng những người ủng hộ, vui mừng và xúc động trước quyết định mới của tòa án. Ảnh: parknews

    Tuy nhiên, quá trình xét xử lại có thể mất nhiều năm nếu có đơn kháng cáo đặc biệt. Liên đoàn Luật sư Nhật Bản hoan nghênh phán quyết nhưng cho biết trong một tuyên bố rằng họ "mạnh mẽ yêu cầu các công tố viên nhanh chóng bắt đầu quá trình tái thẩm mà không đưa ra kháng cáo đặc biệt lên Tòa án Tối cao".

    Người đứng đầu hiệp hội, ông Motoji Kobayashi cho biết: “Chúng tôi không thể chậm trễ hơn nữa trong việc khắc phục hậu quả cho ông Hakamada, người đã 87 tuổi và đang mắc các bệnh về tinh thần cũng như thể chất sau những năm bị giam giữ”.

    Hakamada

    Hình ảnh ông Hakamada cùng gia đình. Ảnh: CNN

    Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế cũng hoan nghênh quyết định này. Hideaki Nakagawa, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Nhật Bản, cho biết: “Phán quyết này mang đến cơ hội (dù quá chậm) để trả lại công lý cho Iwao Hakamada, người đã trải qua hơn nửa thế kỷ dưới bản án tử hình bất chấp sự bất công trắng trợn của phiên tòa đã kết tội ông”.

    Hakamada

    Ảnh: Japantimes

    Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai quốc gia duy nhất trong G7 duy trì hình phạt tử hình. Một cuộc khảo sát của Chính phủ Nhật Bản cho thấy phần lớn công chúng ủng hộ điều này. Các vụ hành quyết được thực hiện bí mật ở Nhật Bản và các tù nhân không được thông báo về số phận của họ cho đến buổi sáng khi họ bị treo cổ. Kể từ năm 2007, Nhật Bản đã bắt đầu tiết lộ tên của những người bị hành quyết và một số chi tiết về tội ác của họ, nhưng vẫn còn hạn chế.

    [subscribe]

    Ông Hakama là con út trong gia đình. Sau khi tốt nghiệp cấp 2, ông làm việc trong một xưởng bảo dưỡng ô tô và bắt đầu chơi quyền anh ở tuổi 19. Ông gặt hái được một số thành công như chức vô địch tại giải đấu quyền anh.

    Tuy nhiên do chấn thương ở mắt và chân đã khiến Hakama phải dừng thi đấu và chuyển hướng sang một công việc khác như pha chế, sau đó là làm việc tại nhà máy sản xuất miso, nơi xảy ra án mạng.

    hakamada

    Ảnh: Mainichi

    Vì trung thực và chăm chỉ, Hakama có mối quan hệ tốt với nạn nhân. Ngày thường ông sống trong khu tập thể cán bộ của nhà máy, cuối tuần về quê thăm cha mẹ. Vào ngày thứ bảy khi sự việc xảy ra, chị gái của ông cũng từ nơi khác trở về nhưng nhận thấy vai và tay ông bị thương, thậm chí bộ đồ ngủ của Hakama cũng dính đầy máu. Nhưng chưa kịp hỏi thì cảnh sát đã bắt Hakama đi.

    Trong cái nóng ngột ngạt của phòng thẩm vấn, ông Hakamada bị điều tra trong 16 giờ, không được uống nước hay đi vệ sinh. Hakamada từng ghi lại quá trình điều tra trong nhật ký của mình: "Ngay cả khi chết, chỉ cần báo cáo do bệnh tật là đủ. Họ làm tôi cảm thấy sợ hãi, đánh bằng gậy, lần lượt đá và đánh tôi liên tục đến 2h sáng. Đó là cuộc điều tra mà tôi đã trải qua". Không khó để hiểu tại sao sau đó ông phải nhận tội. 

    Nếu thật sự vô tội, thì ông Hakamada đã phải bỏ lỡ cuộc sống tươi đẹp của chính mình trong ngục tù tuyệt vọng, từ một thanh niên khỏe mạnh trở thành một ông già tám mươi tóc bạc phơ.

    kilala.vn

    27/04/2023

    Bài: Natsume

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!