Người trẻ Nhật nỗ lực phá bỏ định kiến về hình xăm

    Việc xăm hình từ rất lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi tại nhiều quốc gia trên thế giới vì những định kiến của xã hội đối với người xăm, và tại đất nước mặt trời mọc, dường như mọi thứ còn khắt khe hơn. Tuy vậy, vẫn có những người quyết tâm sống với đam mê của mình, dù cho có gian nan.

    Những người “vượt khó” bám trụ với hình xăm

    Có thể những người xấu sẽ mang hình xăm, nhưng không phải ai xăm hình cũng là người xấu, đó là tâm niệm của rất nhiều người trẻ Nhật Bản hiện nay. Có một thời gian, chính phủ thực sự có những biện pháp mạnh tay với nghề xăm. 

    Năm 2017, nghệ sĩ xăm hình đến từ Osaka, Taiki Masuda, đã xăm cho khách hàng mà không có giấy phép y tế và bị phạt 150.000 yên. Tuy vậy, vụ việc của Taiki Masuda đã tạo ra một bước ngoặt lớn khi được chuyển lên Tòa án Tối cao Nhật Bản. Và sau gần 3 năm, đến 2020, tòa án đã đưa ra quyết định “các nghệ sĩ xăm hình không còn phải xin giấy phép y tế để hành nghề”.

    Kizu tìm cách che hình xăm

    Ayaka Kizu che những hình xăm trên cánh tay của mình bằng gạc trước khi chuẩn bị đi làm ở Tokyo.

    Nhưng đó chỉ là vấn đề luật pháp, điều quan trọng nhất là cái nhìn của xã hội đối với người có hình xăm, thứ cần rất nhiều thời gian mới có thể thay đổi. Dù vậy, những người trẻ vẫn kiên cường đối mặt với áp lực phải thích nghi.

    Vào thời điểm tan ca, Ayaka Kizu, một nhà thiết kế ở Tokyo, bóc miếng băng cá nhân trên tay để lộ hình xăm một con kỳ lân nhiều màu. Cô là một trong những người trẻ tuổi tại đất nước này nhận thức được mình đang phải chống lại điều cấm kỵ lâu đời đối với hình xăm, dù cho chúng có giá trị nghệ thuật như thế nào.

    Được truyền cảm hứng từ những người có ảnh hưởng tại Nhật Bản và người nổi tiếng trên thế giới, ở tuổi 19, Kizu quyết định xăm một hình trăng lưỡi liềm trên đùi để bày tỏ tình yêu với bộ manga yêu thích của cô - Sugar Sugar Rune, tạo tiền đề cho những hình xăm tiếp theo.

    Kizu

    Vì Kizu đã bắt đầu đi làm từ khi còn đi học, cô cần phải có "nghệ thuật" để che giấu hình xăm của mình dù cho môi trường làm việc có thoải mái như thế nào. Chẳng hạn, cô xõa tóc để che hình xăm ở sau gáy hay dùng băng cá nhân để dán lên chúng.

    “Đó là một vấn đề nhức nhối, nhưng tôi vẫn cảm thấy ổn với việc giấu hình xăm lúc làm việc. Tôi ước mình có thể trở nên thời trang hơn và tôi làm mọi cách để đạt được điều đó.”

    [subscribe]

    Khoảng 1,4 triệu người trưởng thành Nhật Bản có hình xăm, gần gấp đôi so với năm 2014, theo Yoshimi Yamamoto, một nhà Nhân chủng học văn hóa tại Đại học Tsuru, người nghiên cứu hình xăm “Hajichi” truyền thống trên ngón tay của các cô gái Okinawa.

    Ở các thành phố lớn như Tokyo và Osaka, hình xăm đã trở nên phổ biến hơn giữa các phục vụ bàn, nhân viên bán hàng và những người kinh doanh ở lĩnh vực đặc thù.

    xăm hình

    Cánh tay kín hình xăm của Takafumi Seto, anh đang làm tại một quán cà phê.

    Trong những con hẻm ở Shinjuku, một khu phố sầm uất ở Tokyo, Takafumi Seto, 34 tuổi, mặc một chiếc áo phông với tay áo đặc kín hình xăm trong khi làm công việc pha chế tại một quán cà phê sành điệu.

    Seto có được hầu hết các hình xăm của mình sau khi chuyển đến Tokyo 10 năm trước từ vùng ngoại ô phía Tây Nhật Bản, nơi anh vẫn sẽ bị săm soi vì những thứ liên quan đến cơ thế mình. Để bà của mình không phát hiện ra những hình xăm, anh chỉ gặp bà vào mùa đông, khi có thể mặc áo dài tay.

    “Tôi nghĩ rằng rào cản đối với việc xăm hình đã giảm bớt. Trên Instagram, ngày càng nhiều người thoải mái khoe hình xăm của mình”, Takafumi Seto chia sẻ.

    Hiroki Kakehashi, 44 tuổi, một nghệ sĩ xăm mình được các cô gái ở độ tuổi 20 hâm mộ vì những hình xăm nhỏ bằng đồng xu, cho biết những khách hàng của anh đến từ nhiều ngành nghề khác nhau: nhân viên văn phòng, y tá. “Họ thường xăm ở những nơi có thể giấu được, nhưng có nhiều người có hình xăm hơn bạn tưởng tượng”, Kakehashi tiết lộ.

    Tham vọng đưa nghệ thuật xăm trở nên chuyên nghiệp và an toàn hơn

    Trước năm 2020, luật pháp ở Nhật Bản quy định các nghệ sĩ xăm hình bị cấm làm nghề nếu không có giấy phép y tế. Về cơ bản, bạn phải trở thành một bác sĩ để trở thành một nghệ sĩ xăm. Nếu không, có thể bị phạt tới 1 triệu yên và/hoặc nhận án tù 3 năm, tùy theo mức độ của sự việc.
    Logic chính đằng sau luật này là vì nghệ sĩ xăm hình phải sử dụng kim để xăm cho khách hàng, nên trước tiên họ cần phải học y khoa để biết xử lý kim đúng cách.thợ xăm

    Dù chính phủ đã bỏ quy định về việc cần phải có giấy phép y tế, nhưng những nghệ sĩ xăm hình kỳ cựu, chuyên gia pháp lý. lại không nghĩ rằng điều này có thể trở nên tùy tiện. Họ quyết định tập hợp lại để thành lập “Japan Tattooist Organisation – Tổ chức thợ xăm Nhật Bản”, trong đó, họ tạo nên một khóa học về an toàn vệ sinh cũng như bảo mật hình ảnh, thông tin khách hàng. 

    Tổ chức hiện đang đàm phán với Bộ An sinh, với hy vọng rằng chính phủ sẽ đề nghị tất cả các nghệ sĩ xăm tham gia khóa học. Hiện đã có hơn 100 nghệ sĩ tham dự khóa học, chiếm tỉ lệ không cao trong hơn 3.000 người đang hành nghề.

    Chúng tôi cần phải cư xử đúng mực ngay cả khi chưa được công nhận. Vì tạo ấn tượng tốt cần thời gian dài nhưng ấn tượng xấu chỉ cần 1 giây."

    Một số nghệ sĩ xăm hình kỳ cựu ủng hộ chiến lược này vì họ lo lắng những người trẻ sẽ bỏ qua những quy tắc cần thiết, gây ra hệ lụy lớn. Một nghệ sĩ 50 tuổi cho biết: “Chúng tôi cần phải cư xử đúng mực và tuân theo các quy tắc. Mặc dù ấn tượng tốt cần có thời gian dài để khắc sâu, nhưng ấn tượng xấu sẽ được tạo ra chỉ trong một giây”. 

    [subscribe]

    Nước Nhật và mối quan hệ “yêu – ghét” với hình xăm

    Trên thực tế, Nhật Bản thường được biết đến là quốc gia có mối quan hệ phức tạp với hình xăm dù họ sở hữu một trong những phương pháp xăm truyền thống và lâu đời – Irezumi (入れ墨), chứng kiến sự ra đời của một số nghệ sĩ xăm giỏi nhất trong lịch sử. 

    Tuy nhiên, việc xăm hình gắn với hình ảnh của Yakuza đã khiến văn hóa này gần như cấm kỵ trong xã hội và những người bình thường sở hữu hình xăm cũng phải chịu nhiều ánh mắt khắt khe hơn.

    Tatto

    Đỉnh điểm là khi chính quyền Minh Trị ra đời và bắt đầu mở cửa Nhật Bản với thế giới. Người phương Tây đến Nhật đã bị sốc văn hóa khi thấy những người đàn ông xăm kín toàn thân. Chính quyền Minh Trị đã nhanh chóng cấm Irezumi vào năm 1872 do lo sợ chúng khiến cho người nước ngoài nhìn nhận Nhật Bản là một quốc gia lạc hậu.

    Hơn nữa, do sự gia tăng số lượng các bộ phim có Yakuza (chủ yếu là phản diện) sau Thế chiến thứ hai và những câu chuyện thời sự có thật phơi bày tội ác liên quan đến tổ chức này đã khiến nhiều người liên kết hình xăm với Yakuza và những ý tưởng tiêu cực khác. 

    hình xăm Irezumi

    Hình xăm Irezumi.

    Ngay cả người nước ngoài cũng được cảnh báo về việc cần che hình xăm của mình tại nơi công cộng, đặc biệt là suối nước nóng Onsen. Tuy một số Onsen ngày nay đã dần có những quy định dễ dàng hơn đối với du khách nước ngoài có hình xăm, nhưng để chắc chắn, nếu dùng phòng Onsen với người lạ thì du khách cũng được khuyến cáo nên che hình xăm lại. Ngay cả một số Ryokan (nhà trọ truyền thống của Nhật Bản) cũng có thể từ chối phục vụ những vị khách có hình xăm.

    kilala.vn

    13/06/2022

    Bài: Natsume
    Ảnh: New York Times

    Category

    Bình luận không được chứa các ký tự đặc biệt!

    Vui lòng chỉnh sửa lại bình luận của bạn!