Sự thật đằng sau từ "Unibare"
Trước đây, việc mặc Uniqlo bị coi là việc đáng xấu hổ, đến mức còn có một thuật ngữ dành cho nó là "Unibare". Tuy nhiên hiện nay phong cách Uniqlo vẫn được nhiều người ưa chuộng và xuất hiện trên các tạp chí thời trang.
Unibare là gì?
"Unibare - ユニバレ" là một từ lóng được ghép bởi “Uni" trong "Uniqlo” và “bareru – bị phát hiện”. Đây là một từ mang ý nghĩa giễu cợt, xuất hiện khi có quá nhiều người mặc trang phục của Uniqlo.
Vì sao lại có thuật ngữ này?
Phong cách của Uniqlo dễ dàng tiếp cận được nhiều nhóm tuổi khác nhau. Điều này thể hiện rõ ở doanh số bán hàng. Theo đó, doanh số của thương hiệu đã tăng đều đặn kể từ năm 2000, khi hãng này gây tiếng vang lớn với trang phục giả lông cừu. Và trong những năm gần đây, số lượng mặt hàng đã được tăng lên nhằm thu hút nhiều người tiêu dùng hơn.
Tuy nhiên vào năm 2009, một blog chuyên về thời trang và xu hướng đã đăng tải một bài viết với tiêu đề (tạm dịch) “Bạn có tránh Uniqlo không?”, ngay lập tức bài viết đã gây chú ý với nhiều ý kiến trái chiều.
Một trong những lý do khiến chủ đề này trở nên “nóng hổi” lúc bấy giờ là vì vào tháng 11/2008, Fast Retailing - công ty điều hành Uniqlo, đã đạt được doanh thu hàng tháng cao nhất tính đến thời điểm đó, với mức tăng 32,2% so với tháng 11/2007.
Đến tháng 12/2009, doanh số bán hàng tăng 10,3% so với cùng kỳ tháng 12/2008 nhờ vào bán quần áo mùa đông do ngày lạnh giá kéo dài. Bên cạnh đó, đồ lót giữ nhiệt “Heattech” chỉ riêng mùa đó đã bán được 20 triệu chiếc, thậm chí nhiều cửa hàng phải thông báo hết hàng.
Sản phẩm càng bán được nhiều thì càng có nhiều người mặc Uniqlo. Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy bạn bè, người quen và thậm chí cả người lạ mặc Uniqlo trên đường, dẫn đến nhàm chán và đụng hàng. Unibare ra đời từ tình huống này.
Nhưng do chất lượng, nhiều người tiêu dùng vẫn chọn mua Uniqlo và chọn cách phối như một trang phục bên trong, kết hợp cùng áo khoác của thương hiệu khác bên ngoài.
Uniqlo vẫn là một thương hiệu được ưa chuộng
Trong sáu tháng kết thúc vào ngày 29/02/2024, doanh thu của Fast Retailing tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, từ 1,47 nghìn tỷ Yên (9,58 tỷ đô la) lên 1,59 nghìn tỷ Yên (10,44 tỷ đô la). Tập đoàn nhấn mạnh rằng đây là kỷ lục mới, chủ yếu nhờ lợi nhuận trong nửa đầu năm cao hơn đáng kể từ hoạt động của Uniqlo tại Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Nam Á.
Có thể nói trang phục của Uniqlo không phải đồ thời trang, nhưng sẽ là trang phục mà bạn có thể mặc ở bất kì nơi nào. Bạn vừa có thể đi làm nhưng cũng có thể kết hợp trang phục hàng ngày của mình với Uniqlo. Nên dù có những phản ứng tiêu cực thì Uniqlo vẫn được nhiều người lựa chọn.
kilala.vn
Đăng nhập tài khoản để bình luận