eMagazine

Với ý tưởng tập hợp nhiều nhà chuyên môn cùng nghiên cứu và khám phá thiên nhiên của núi Phú Sĩ, tôi và thầy Takahashi Setsuzo - chuyên gia về các loài chim - đã thành lập Hội Nghiên cứu thiên nhiên núi Phú Sĩ vào năm 1996. Hiện tại, hội có khoảng 20 người, bao gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như địa chất, thảm thực vật, thực vật, dương xỉ, côn trùng, chuồn chuồn, kiến, bướm, chim, động vật hữu nhũ,... tất cả đều quan tâm đến núi Phú Sĩ, vừa giúp đỡ nhau thực hiện nghiên cứu vừa cùng nhau học hỏi. Mỗi năm chúng tôi chọn một khu vực khác nhau để tập trung nghiên cứu. Năm nay có lẽ là chủ đề nghiên cứu tổng hợp về môi trường tự nhiên ở dốc núi phía Nam và giải thích về những tác động của con người.

Vấn đề cần chú ý nhất chính là môi trường. Thật đáng tiếc là thiên nhiên hiện tại của núi Phú Sĩ không còn giàu đẹp như trước đây nữa. Trở thành Di sản Thế giới nghĩa là cần phải được bảo tồn nhưng lượng rác thải không hề giảm đi. Không chỉ vậy, tính đa dạng của thiên nhiên cũng đang nhanh chóng biến mất, tính đơn giản thì tiến triển không ngừng. Tất cả những ngọn núi ở Nhật Bản nói chung và núi Phú Sĩ nói riêng, đều bị ảnh hưởng rất lớn từ con người. Ngọn núi đón nhiều du khách leo núi và bị “xâm phạm” bởi nhiều vật chất khác nên hệ sinh thái và động thực vật có nhiều biến đổi, xuất hiện ngày càng nhiều giống thực vật có hạt mới chưa từng thấy trước đây.

Tất nhiên là hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng góp phần tác động nhưng về cốt lõi đó cũng là tác động bởi con người đúng không. Hiện tại, các hạt giống cây không còn sinh trưởng theo nguyên bản nữa bởi nhiều lý do như mặt đất bị san phẳng, gió bị ngăn cản bởi những nhà lán trên núi,... Dọc theo đường leo lên núi cây cối cũng mọc ngày càng nhiều. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đó là vấn đề môi trường của trái đất, nhưng thực ra tất cả đều là vấn đề của nhân loại, cách chúng ta sinh sống. Ý nghĩ đó khiến tôi cảm thấy khá xót xa... (cười cay đắng).

Đó là khi tôi quyết định làm đề tài luận án tốt nghiệp “Thảm thực vật của núi Phú Sĩ”. Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành vào tháng 5 của năm hai đại học, cũng là lần đầu tiên tôi một mình leo lên núi Phú Sĩ, khoảng năm 1965. Xe buýt đi đến National Chuo Youth Friendship Center ở Gotemba, từ đây tôi vác lều và hành lý đi đến khu dựng trại, đi mất hết 1 ngày. Rồi tôi nghỉ ngơi ở lều và nghiên cứu. Sinh viên không có tiền nên sau đó, có khi tôi mượn nhà lán của trạm kiểm lâm, có khi thì được chùa Kyogatake cho nghỉ lại, cứ thế vừa ở qua ngày vừa nghiên cứu. Và dường như sự gắn kết bắt đầu từ đó, sau khi tốt nghiệp tôi vẫn tiếp tục đến.

Vô cùng hùng vĩ và choáng ngợp! Do trận phun trào lớn của núi lửa Hoeizan - núi lửa “kí sinh” trên núi Phú Sĩ - cách đây 300 năm, nên đá núi lửa phủ dày hơn, chân núi Hoeizan cũng không còn sự sống nào, cảnh tượng như hoang mạc khổng lồ.

Đó là cúc gai Phú Sĩ (Fujiazami). Cúc gai là một trong những loại thực vật xuất hiện đầu tiên trên hoang mạc núi lửa bao phủ dung nham nên giống như tiên phong hình thành nên rừng cây. Dazai Osamu viết rằng “Phú Sĩ trông y hệt hoa nguyệt kiến thảo” nhưng nguyệt kiến thảo là loài thực vật du nhập. Vì vậy mặc dù về văn học nghe rất hay nhưng với chúng tôi thì núi Phú Sĩ không phải là nguyệt kiến thảo mà là cúc gai Phú Sĩ.

Fujiazami thuộc họ Cúc, nở hoa màu tím vào khoảng giữa tháng 8 - tháng 10. Kích thước hoa khoảng 5 - 10cm, là loại cúc gai to nhất Nhật Bản. Loài cây này chỉ sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt như là đất có vật chất phun trào của núi lửa hay mặt đất thường xuyên sạt lở. Quả là loài hoa kiên cường và mạnh mẽ nhỉ! Nhưng nếu đi vào rừng chừng 10m thì sẽ không tìm thấy cúc gai Phú Sĩ đâu, nó không cạnh tranh nổi khi sinh sống trong rừng... Vậy thì không biết là mạnh mẽ hay yếu ớt nhỉ?

Vì nghiên cứu là công việc cả đời nên thật kết luận bây giờ có vẻ hơi vội vàng, nhưng nét quyến rũ của Phú Sĩ có lẽ chính là sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên nơi đây. Những khu rừng trên ngọn núi rất phong phú, như rừng sồi ở lưng chừng núi, rừng cây lá kim ở phía cao hơn, chân núi cũng có rừng Aokigahara,... Ở một nước có lượng mưa nhiều như Nhật Bản, nếu con người không chặt cây khai phá thì tất cả có thể sẽ trở thành rừng cây hết đấy. Rồi có cả những thảo nguyên cỏ tranh nữa, dù đặc điểm khí hậu Nhật Bản không thể có nhiều thảo nguyên do thiên nhiên kiến tạo. Điều kì diệu nhất của núi Phú Sĩ chính là thiên nhiên nguyên bản của núi Phú Sĩ vẫn còn tồn tại ở phần chân núi. Động vật, chim muông, côn trùng,... tất cả vừa đa dạng vừa hết sức tuyêt vời!

Tôi rất hạnh phúc! Dù nhìn mỗi ngày vẫn cảm thấy rất hạnh phúc! Nhà văn Kyuya Fukada viết trong cuốn “100 ngọn núi nổi tiếng Nhật Bản” là “Dù mang hình dáng đơn giản nhất nhưng việc có thể trở thành dáng hình đẹp đẽ không ai có thể bắt chước như thế quả là một điều kì diệu”. Về khía cạnh địa chất thì ngọn núi có độ dốc như núi Phú Sĩ khá là hiếm có. Tuy nhiên, hình dáng này chỉ tồn tại lúc này mà thôi, 10.000 năm trước không có hình dáng như vậy, và 10.000 năm sau có thể cũng sẽ không còn. Chúng ta thật may mắn khi có thể chiêm ngưỡng hình dáng tuyệt mỹ này, đúng không. Vậy nên mọi người cũng hãy cảm thấy hạnh phúc khi nhìn ngắm ngọn núi nhé.

Từ nhỏ tôi đã thích thực vật rồi... Thời đại học, đất nước đang trên đà phát triển kinh tế nên có rất nhiều người chú trọng phát triển máy móc. Tuy nhiên, dù không phải là “Modern Times” của Chaplin, tôi vẫn cảm thấy những thứ như sinh mệnh, trái tim con người thì quan trọng hơn máy móc. Suy nghĩ đó đưa tôi đến gần hơn với thế giới sinh học, cũng vì vậy mà tôi muốn làm một công việc có tiếp xúc với con người, là trở thành giáo viên.

Thật là không nói chuyện à? Xung quanh núi Phú Sĩ, đặc biệt là chân núi, là vô số những cây đại thụ hơn 300 tuổi đã chứng kiến núi Hoeizan phun trào. Điều đó thật tuyệt vời! Tôi luôn muốn được đi dạo thong thả ở một nơi như thế, rồi đánh một giấc ngủ trưa ở giữa thảo nguyên và cảm nhận sự kì diệu của thiên nhiên. Thời gian chỉ tiến về phía trước và không thể quay ngược lại. Vì vậy mà việc chúng ta đang đi về đâu là một vấn đề lớn. Về núi Phú Sĩ, quan trọng nhất chính là giữ gìn môi trường thiên nhiên phong phú! Điều đó không phải cho riêng ai mà chính là cho chúng ta. Mối quan tâm không phải là ưu tiên phát triển kinh tế vượt bậc mà là gắn kết với thiên nhiên theo cách thiên nhiên tồn tại.