eMagazine

Bài: Vĩnh Anh Thiết kế: IN191 Ảnh: Sanrio

Nếu Hello Kitty từng tạo nên cơn sốt trong thế kỷ 20, thì Gudetama chính là “Hello Kitty” của thế hệ millennial (thậm chí có cả thế hệ gen Z) ở thế kỷ 21. Dễ thương thôi chưa đủ, nhân vật này trở nên “viral” vì biểu cảm thờ ơ và sự gắng gượng (nhưng bất thành) để ngồi dậy. Trứng lười Gudetama đích thị là biểu tượng cho độ “lầy lội” của giới trẻ hiện tại.

Á quân cuộc thi,
Quán quân
trong lòng khán giả

Top 3 cuộc thi thiết kế nhân vật của Sanrio năm 2013
Top 3 cuộc thi thiết kế nhân vật của Sanrio năm 2013

Năm 2013, hãng Sanrio tổ chức cuộc thi sáng tác nhân vật mới lấy cảm hứng từ một loại thực phẩm hằng ngày. Chung cuộc, dựa trên đánh giá của giám khảo và bình chọn của khán giả, chú bé với chiếc đầu là lát cá hồi Kirimichan đã trở thành quán quân. Liền sau đó, Sanrio quyết định tạo nên sản phẩm thương mại dựa trên hình mẫu nhân vật này. Ekip mảng tiếp thị của “ngôi nhà” từng sinh ra Hello Kitty và ếch Keroppi kỳ vọng rằng sự thành công bước đầu của Kirimichan sẽ mang lại kết quả mỹ mãn về mặt doanh thu.



Top 3 cuộc thi thiết kế nhân vật của Sanrio năm 2013
Top 3 cuộc thi thiết kế nhân vật của
Sanrio năm 2016
Kirimichan là quán quân của cuộc thi sáng tác nhân vật năm 2013, nhưng lại đem về kết quả doanh thu thấp và sức lan truyền mạng xã hội không cao.
Kirimichan là quán quân của cuộc thi sáng tác nhân vật năm 2013, nhưng
lại đem về kết quả doanh thu thấp và sức lan truyền mạng xã hội không cao.

Nhưng kết quả không như ý muốn. Các sản phẩm dựa trên Kirimichan mang lại doanh thu rất thấp, thậm chí khi lần đầu tung ra thị trường, chỉ có 2 sản phẩm được bán ra. Đây là nước đi sai lầm trong kinh doanh của Sanrio, nhưng không vì thế mà họ thất bại.

Kirimichan là quán quân của cuộc thi sáng tác nhân vật năm 2013, nhưng lại đem về kết quả doanh thu thấp và sức lan truyền mạng xã hội không cao.
Kirimichan là quán quân của cuộc thi sáng tác nhân vật
năm 2013, nhưng lại đem về kết quả doanh thu thấp
và sức lan truyền mạng xã hội không cao.

Vì trong quá trình phác thảo sản phẩm dựa trên Kirimichan, ekip của Sanrio cũng đã thiết kế các mẫu sản phẩm dựa trên á quân của cuộc thi sáng tạo ấy. Kẻ về nhì trở thành người đứng nhất, nhân vật này nhanh chóng mang lại doanh thu nhiều không đếm xuể cho nhà Sanrio. Và đó là Gudetama. Kể từ khi nhân vật trứng “chằm Zn” (đọc là “chằm kẽm”, tức “trầm cảm” theo ngôn ngữ của gen Z) ra đời, hãng đã tung ra 1.700 thể loại sản phẩm theo chủ đề Gudetama ở Nhật Bản, từ lọ nước tương cho đến vali. Thậm chí ở Osaka còn xây dựng quán cà phê Gudetama, với hình ảnh cậu trứng lười uể oải đủ tư thế ở khắp mọi nơi đi kèm với mọi món ăn được làm từ trứng.

profile gudetama
profile gudetama

Không chỉ thành công về mặt thương mại, nhân vật trứng lười còn chinh phục khán giả khắp thế giới khi thể hiện hàng loạt màn đối đáp “đỡ không nổi” với vẻ mặt chán chường trên Youtube. Mỗi đoạn clip kéo dài dưới 1 phút, trong đó 30 giây đầu tập trung vào sự bất lực và thiếu sức sống của Gudetama, cùng phần đề nghị ủng hộ kênh với quả trứng lười đang lắc qua lắc lại hỏi: “Ai mà quan tâm chứ?” ở đoạn cuối. Mang tiếng sinh sau đẻ muộn, nhưng Gudetama đã mang lại bộ mặt mới cho thương hiệu Sanrio khi người người lên Youtube chỉ để trông chờ những câu chuyện và biểu cảm khó đỡ của nó.

Không chỉ có câu chuyện hài hước, những người xem Gudetama trên Youtube ít nhất cũng thuộc hai câu đầu “Gu-de tama tama/ Gu-de tama tama” trong Bài ca Gudetama (Gudetama Song). Đến nay, trứng lười tuy “lầy” vậy nhưng đã ra mắt 3 MV rất “ra gì và này nọ” với công chúng rồi nhé!

Dave Marchi, Phó Chủ tịch mảng Tiếp thị và Quản lý của thương hiệu Sanrio, cho hay đối tượng khách hàng quan tâm nhiều đến Gudetama là những người nằm ngoài độ tuổi thiếu nhi. Đây là điểm độc đáo chưa từng thấy ở Hello Kitty và các nhân vật ra đời trước, vì chúng đều hướng về các trẻ em nhỏ. Điều gì khiến chiếc lòng đỏ trứng không một bộ quần áo, chỉ có miệng, hai tay và suốt ngày quấn miếng thịt xông khói như chiếc chăn, rồi lăn lộn trên tấm đệm lòng trắng trứng lại nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng mạng đến thế?

Câu trả lời nằm ở tính cách của nhân vật Gudetama: thông minh nhưng thờ ơ, uể oải và biếng nhác.

Hiện tượng trứng lười
phản ánh
sự chán chường
của một
thế hệ

Gudetama đại diện cho thế hệ người trẻ cảm thấy chán chường, thiếu động lực trong cuộc sống.
Gudetama đại diện cho thế hệ người trẻ cảm thấy chán chường, thiếu động lực trong cuộc sống.

Họa sĩ sáng tác ra nhân vật trứng “chằm Zn” tên là Emi Nagashima (AMY). Thời điểm sáng tác ra Gudetama, AMY ở độ tuổi 26. Cảm hứng tạo ra trứng lười đến từ một lần cô chuẩn bị bữa tối sau ngày dài làm việc. Bỗng dưng, cô thấy lòng đỏ trứng trên dĩa trông thật dễ thương vì thần thái rũ rượi của nó, khiến cô liên tưởng ngay đến những người trẻ cảm thấy mệt mỏi về cuộc sống. Mục tiêu của AMY là tạo cho Gudetama cá tính riêng để thu hút giới trẻ - thế hệ millennial khủng hoảng trước quá nhiều lựa chọn và thay đổi.


Gudetama đại diện cho thế hệ người trẻ cảm thấy chán chường, thiếu động lực trong cuộc sống.
Gudetama đại diện cho thế hệ
người trẻ cảm thấy chán chường,
thiếu động lực trong cuộc sống.
Hoạ sĩ AMY bên đứa con tinh thần Gudetama.
Hoạ sĩ AMY bên đứa con tinh
thần Gudetama. Ảnh: Rakuten

Gudetama được ghép từ hai từ trong tiếng Nhật: “gude gude” nghĩa là lười biếng, “tama” được rút gọn từ “tamago”, nghĩa là trứng, kết hợp lại chúng ta có Gudetama (trứng lười).

Hoạ sĩ AMY bên đứa con tinh thần Gudetama.
Hoạ sĩ AMY bên đứa con tinh
thần Gudetama. Ảnh: Rakuten

Với nhân vật này, ấn tượng của mọi người về nó là gì? Một chiếc lòng đỏ trứng biết nói, có đôi mắt díp lại như trong tâm thế sẵn sàng thiếp ngủ bất kỳ lúc nào, một chiếc miệng nhỏ đáp lời người khác bằng tông giọng lè nhè, ngái ngủ. Tư thế yêu thích của Gudetama là nằm sấp để khoe cặp mông bóng bẩy của mình. Kể cả khi “trứng lười” ngồi bật dậy, thì chúng ta cũng thấy hai tay của nó cố thu lại để ôm ấp mình.


Mỗi khi có ai đó đụng chạm đến nó, Gudetama sẽ đáp lại bằng những câu trả lời cục súc “không đỡ được”, nó cũng vận động những quả trứng xung quanh và người hỏi nó hãy lười như mình.

Gudetama còn có cho mình anh chàng hàng xóm Nisetama-san (dịch là Trứng Giả Mạo), vì quá thần tượng trứng lười đến nỗi rơi vào trạng thái ngỡ mình là Gudetama.
Gudetama còn có cho mình anh chàng hàng
xóm
Nisetama-san (dịch là Trứng Giả Mạo) , vì
quá thần tượng
trứng lười đến nỗi rơi vào trạng
thái ngỡ mình là Gudetama.

Có thể nói, quả trứng lười này luôn ở trong trạng thái thư giãn tối đa, nhưng luôn quạu cọ, cau có khi ai đó cố tương tác với nó. Trong “Bài Ca Gudetama”, có một cảnh Gudetama ở dạng miếng trứng ốp la trên dĩa, thấy một người đang đưa đũa đến, nó lè nhè bảo “Cắt miếng trứng ra, đừng chọc tui bằng đũa nữa”, sau đó dùng một tay cản lại đôi đũa ấy.

Điều lạ lùng là kể cả khi không vừa lòng, Gudetama cũng đáp trả một cách thụ động và yếu ớt. Vì nó cảm thấy không có nổi một động lực để ngồi dậy bảo vệ cho mình.

Chính những hành động và biểu cảm của Gudetama khiến những người trẻ ít nhiều có sự đồng cảm. Bạn có nhớ rằng, đã có những ngày chuông đồng hồ réo inh ỏi nhưng ta không thể nhấc mình lên khỏi chiếc giường êm ái, mà mãi quyến luyến không rời với chiếc chăn? Hay cảm giác khó chịu khi mới sáng chưa kịp tỉnh ngủ đã bị gọi, nhờ vả công việc? Hoặc lúc nào cũng tự nhủ bản thân ngày hôm sau sẽ phấn đấu tốt hơn ngày hôm trước, chỉ “chill” nốt bữa cuối, nhưng rồi vẫn chứng nào tật nấy và tiếp tục lười biếng?

Ở thời điểm giãn cách xã hội do đại dịch Covid, Gudetama còn mang đến một sự đồng cảm với những người phải làm việc hay học tập tại nhà. Trong clip dưới đây, trứng lười còn đưa ra một giải pháp không thể nào hợp lý hơn về cách để không bị nhiễm bệnh, đó là cấm cung trong phòng và đừng rời khỏi chăn!

“Mệt mỏi hôm nay, uể oải ngày mai” - Khẩu hiệu của Gudetama.
“Mệt mỏi hôm nay, uể oải ngày mai” - Khẩu hiệu của Gudetama.

Vì thế, người hâm mộ của Gudetama không chỉ ở độ tuổi 20, mà còn ở lứa học sinh trung học và cả những người lớn tuổi. Vì khi đã lao vào học tập, công việc, ai rồi cũng trải qua cảm giác chán chường, uể oải, “không muốn làm”. Nhưng, Gudetama còn mang một ý nghĩa hay ho khác.

“Mệt mỏi hôm nay, uể oải ngày mai” - Khẩu hiệu của Gudetama.
“Mệt mỏi hôm nay, uể oải ngày mai” - Khẩu hiệu của Gudetama.

Với phần trứng mới được tách ra từ vỏ, nó có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: trứng luộc, trứng bác, trứng cuộn, trứng nướng... Thậm chí, trứng có thể nở thành con gà. Nhưng Gudetama không chủ động lựa chọn để mình trở thành món ăn nào cả. Nó cứ ở mãi ở dạng trứng được tách ra, thậm chí còn hay vương vấn với chiếc vỏ vừa mới bể nữa.

Nó vẫn cứ mãi ở dạng chưa nấu chín, sở hữu nhiều tiềm năng để trở thành bất cứ món ăn nào. Nhưng tiếc rằng, Gudetama không có thiện ý mong rằng ai đó sẽ chế biến nó.

trứng lười gudetama.
trứng lười gudetama.

Trong “Bài Ca Gudetama”, có một đoạn lời hát rất mâu thuẫn: “Bạn có thể nấu chín tôi/ Nướng tôi cũng được/ Cứ làm bất kỳ những gì mình mong muốn/ Miễn để tôi yên”. Làm sao có thể chế biến được nếu không đụng chạm, cắt xén Gudetama?

Một đoạn hát ngắn ngủi trong video trên cũng cho thấy rằng, nhân vật trứng lười này có rất nhiều tiềm năng, nhưng nó không muốn phát triển thành dạng gì cả. Nếu được ăn trên dĩa ốp la, thì nó sẽ thấy khó chịu khi ai đó dùng đũa để thử làm tràn lòng đào. Nó cũng không muốn chịu nóng, hay ở tiếp trong vỏ để nở thành chim. Chúng ta có em bé Gudetama mặc bỉm vỏ trứng để thể hiện sự lệ thuộc của nhân vật này với vỏ trứng. Điều này cũng giống như người trẻ được đánh giá có nhiều tố chất để phát triển, nhưng lại thiếu động lực và quyết tâm để đạt mục tiêu mong muốn. Đơn giản vì quá… lười!

Gudetama có thể trở thành bất kỳ món ăn ngon nào, nhưng nó quá lười để làm điều đó.
Gudetama có thể trở thành bất kỳ món ăn ngon nào,
nhưng nó quá lười để làm điều đó.

“Nó có gì đó đặc biệt. Nó có một chút lười biếng, một chút u sầu, cùng thái độ kiểu “Ai thèm quan tâm?” Và luôn ở trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, lười biếng. Điều này khiến nhân vật mang tính sẻ chia, đồng cảm với nhiều người, cho dù bạn 14 tuổi, 34 tuổi hay 50 tuổi”, Dave Marchi tiếp tục cho hay.

Bên cạnh đó, hình tượng Gudetama gợi nhớ đến những thế hệ tách biệt xã hội gần đây. Ở Nhật Bản có hikikomori, ở Trung Quốc là những người “tang ping” - nằm yên, mặc kệ sự đời. Bản thân họ cũng từng có nhiều mong muốn, dự định nhưng những giấc mơ ấy lại bị môi trường xã hội đánh đổ.


Kiệt sức trong công cuộc mưu sinh, những người trẻ chọn cách cô lập mình với thế giới xung quanh; trong căn phòng, mỗi ngày cứ đều đặn trôi qua như thế. Với những người chán chường, căn phòng nhỏ hay chăn ấm nệm êm là pháo đài an toàn. Giống như Gudetama cũng khẳng định về bản thân trong bài ca của mình “Tôi là loại trứng hướng về sự an toàn…”

Oneshot “Mỗi ngày đều là ngày chủ nhật”.
Oneshot “Mỗi ngày đều là ngày chủ nhật”.

Một nhân vật có sự liên tưởng thú vị với Gudetama là cậu sinh viên mới tốt nghiệp Tamiya Ichiro trong oneshot horror “Mỗi ngày đều là ngày chủ nhật” của Fujiko Fujio (A). Chàng trai 22 tuổi bị cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng trong ngày đầu tiên đi làm, không thể đặt chân đến chỗ làm vì áp lực. Thay vì gan lì, Tamiya chọn cách ngồi ở công viên, ăn bữa cơm có trứng trong nước mắt, và nói dối với cha mẹ về những ngày trốn làm tiếp theo. Để rồi sau này, ngày nào Tamiya cũng ngồi bó gối trong căn phòng, mặc cho đấng sinh thành tuổi già sức yếu, thân xác rệu rã cơm bưng nước rót hằng ngày. Trong câu chuyện này, gương mặt và đôi mắt của Tamiya có hình dạng rất giống quả trứng.

Gudetama là hình ảnh minh họa vui vẻ hơn so với chàng trai Tamiya trong tác phẩm của cha đẻ bộ truyện Doraemon. Và trứng lười đại diện cho bất kỳ giới tính nào. Thậm chí Gudetama còn là chủ đề chính trong một bài viết học thuật của một tác giả từ Đại học Kobe khi nói về thế hệ millennial và vấn đề trầm cảm.

Gudetama:
một góc nhìn tối về
trào lưu
Kawaii của Nhật Bản

Sự ra đời của Gudetama đánh đổ quan niệm về dễ thương trong nền văn hóa phương Tây. Trước đây, các nhân vật “dễ thương” trong phim ảnh, sách truyện thuộc tuyến chính diện - tức là có những tính cách tốt đẹp như nhân hậu, chăm chỉ, thật thà, hồn nhiên. Văn hóa phương Tây quy định về sự dễ thương rất rạch ròi, tuy nhiên văn hóa Nhật lại xuất hiện một “vùng xám” giữa hai thái cực tốt - xấu, dễ thương - đáng ghét này.

Điều này được thể hiện qua hiện tượng kawaii, xuất hiện từ thập niên 70. Điều kiện để một thứ trở nên kawaii là nó tạo cho người nhìn cảm giác “dễ thương như trẻ con”, và cảm giác “mong manh dễ vỡ, cần được người khác chăm bẵm.”

Hello kitty

Năm 1947, nhân vật Hello Kitty của Sanrio trở thành một hiện tượng toàn cầu nhờ sự dễ thương và điệu đà của cô mèo này. Không chỉ mang lại cảm xúc tươi tắn, Hello Kitty còn khơi gợi cảm giác bí ẩn với người hâm mộ khi cô mèo không có chiếc miệng để biểu cảm. Có nhiều câu chuyện thêu dệt về nguồn gốc của Hello Kitty thu hút cư dân mạng, từ chuyện cô mèo luôn lắng nghe đến giai thoại ác quỷ về nó.

nhân vật Gudetama

Gudetama được liệt vào dạng kimo-kawaii, nghĩa là loại dễ thương gây cảm giác khó chịu (đại diện cho nhóm này có Gloomy Bear, Face Bank) vì thái độ “thư thái nhưng quạu” của nó. Cậu trứng lười cũng thuộc vào nhóm yuru-kawaii, tức là dễ thương kiểu thư thái, “chill chill”. Chính văn hóa kimo-kawaii đã phản ánh được mảng xám về quan điểm dễ thương của người Nhật, khi người ta vẫn tìm thấy điểm đáng yêu trong nhân vật không tạo nhiều thiện cảm về tính cách.

nhân vật Gudetama

Theo nhận định của bài viết trên tạp chí Vox, với thế hệ gen Y (millennial) và hiện tại là gen Z, Gudetama là nhân vật “anti-hero” - phản anh hùng của thế hệ này, vì chúng là bức tranh biếm họa mang tính kích thích, cho phép chúng ta cười về sự thờ ơ, lười biếng của bản thân và xã hội. Trứng lười xuất hiện nhiều là nhờ sự phổ biến ngày càng rộng rãi của tính cách thờ ơ nhằm chống lại áp lực xã hội - nơi yêu cầu chúng ta phải làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn, trong thời gian dài hơn.

Và điều đó cũng thực sự có lý, khi bản thân con người chẳng ai thực sự là xấu hay tốt. Ai ít nhiều cũng có một phần trốn tránh và cảm giác buông xuôi, trì trệ ở giai đoạn nào đó của cuộc đời. Như Gudetama đã kết lại bài hát rằng:

nhân vật Gudetama
nhân vật Gudetama
nhân vật Gudetama