eMagazine

Bài viết: RINThiết kế: IN191

Tranh vẽ trang phục nam giới thời Minh Trị với sự xuất hiện của trang phục phương Tây.

Ra đời tại Nhật Bản vào năm 1996 dưới định dạng video game, Pokémon ngày nay đã trở thành một tượng đài khổng lồ được cả thế giới biết đến. Điển hình như vào năm 2016, trò chơi Pokémon Go ra mắt và lập tức xác lập 5 kỷ lục Guinness. Bên cạnh trò chơi điện tử, vũ trụ Pokémon còn xuất hiện ở nhiều hình thức khác từ manga, anime, phim điện ảnh và các sản phẩm khác. Thậm chí còn có một giải đấu mang tên “The Pokémon International Championships” được tổ chức hàng năm, nơi các fan hâm mộ và game thủ trên toàn thế giới tham gia tranh tài để đoạt lấy danh hiệu nhà vô địch thế giới Pokémon.

Satoshi Tajiri - “Cha đẻ”
của Pokémon

Satoshi Tajiri, “cha đẻ” của trò chơi điện tử Pokémon.
Satoshi Tajiri, “cha đẻ” của trò chơi
điện tử Pokémon. Ảnh: sankei

Pokémon ra mắt lần đầu tiên vào năm 1996 với phiên bản gốc là trò chơi điện tử nhập vai mang tên “Pocket Monsters Red & Green” do nhà phát triển trò chơi Nhật Bản Game Freak sáng tạo, được Nintendo phát hành cho máy Game Boy.

Là “cha đẻ” của trò chơi điện tử Pokémon, một trong những người sáng lập nên Game Freak, ông Satoshi Tajiri (sinh ngày 28/8/1965) kể lại rằng Pokémon, viết tắt của “Pocket monsters – Quái vật bỏ túi”, liên quan mật thiết tới những trải nghiệm thời thơ ấu của ông.

Satoshi Tajiri, “cha đẻ” của trò chơi điện tử Pokémon.
Satoshi Tajiri, “cha đẻ” của trò chơi
điện tử Pokémon. Ảnh: sankei

Vào thời thơ ấu của Satoshi Tajiri, bắt côn trùng hay các động vật giáp xác nhỏ là trò chơi rất phổ biến với trẻ em Nhật và Tajiri cũng không ngoại lệ.

Trong những ngày tháng ấy, ông Tajiri sống ở thành phố Machida nằm ở phía Tây Tokyo và vào thập niên 60 - 70 của thế kỷ 20, nơi đây chủ yếu vẫn là vùng nông thôn. Ông dành nhiều thời gian rảnh rỗi để đi khám phá, bắt và sưu tầm nhiều loại côn trùng khác nhau.

Những đứa trẻ khác gọi ông Tajiri là “Tiến sĩ bọ” và ông cũng đã từng muốn trở thành một nhà côn trùng học. Tuy nhiên, khi các khu vực đô thị tại Nhật Bản ngày càng được mở rộng, mọi thứ được bê tông hóa thì môi trường sống của các chú bọ cũng dần mất đi.

Do vậy, ông Tajiri đã sáng tạo nên trò chơi điện tử Pokémon vì muốn trẻ em có được cảm giác đi bắt và sưu tập các sinh vật giống như thuở nhỏ ông đã từng.

Trò chơi điện tử Pokémon kỷ niệm 25 năm thành lập vào năm 2021.
Trò chơi điện tử Pokémon kỷ niệm
25 năm thành lập
vào năm 2021.
Ảnh: Pokémon

Tsunekazu Ishihara -
Người
mở rộng
“vũ trụ Pokémon”

Tsunekazu Ishihara, Chủ tịch công ty Pokémon.
Tsunekazu Ishihara, Chủ tịch công ty Pokémon.
Ảnh: nintendoeverything

Nói đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của trò chơi điện tử Pokémon, bên cạnh công lao sáng tạo của Satoshi Tajiri, không thể không nhắc đến sự nhạy bén trong kinh doanh của Tsunekazu Ishihara, người hiện đang là Chủ tịch của công ty Pokémon.

Tsunekazu Ishihara sinh ngày 27/11/1957, ông từng làm việc tại công ty Ape Inc., từ năm 1991 với vai trò nhà thiết kế trò chơi điện tử và tham gia phát triển nhiều trò chơi khác nhau như Mario & Wario (1993), EarthBound (1994).

Tsunekazu Ishihara, Chủ tịch công ty Pokémon.
Tsunekazu Ishihara, Chủ tịch công ty Pokémon.
Ảnh: nintendoeverything

Đến năm 1995, Ishihara rời khỏi Ape Inc và thành lập nên công ty phát triển trò chơi điện tử Creatures Inc. Công ty trò chơi điện tử Nintendo lớn mạnh tại Nhật cũng sở hữu 10% cổ phần trong Creatures.

Ngay khi Game Freak lập kế hoạch cho trò chơi Pokémon phiên bản đầu tiên, ông Ishihara đã bắt tay hợp tác với họ. Đặc biệt, Creatures cũng đã hỗ trợ một khoản tiền mặt cứu nguy cho Game Freak trong lúc họ gặp khó khăn về tài chính để phát triển phiên bản đầu tiên của Pokémon.

Năm 2017, Ishihara ra mắt thẻ game tên “Ishihara GX”, dành tặng cho nhân viên
Năm 2017, Ishihara ra mắt thẻ game tên “Ishihara GX”, dành tặng cho nhân viên
công ty. Ảnh: @DrLavaYT

Sau khi phiên bản Red & Green được ra mắt vào năm 1996, Ishihara đã thành lập nên Pokémon Center Company, nay là Pokémon Company và trở thành Giám đốc đại diện.

Đặc biệt, trước cả khi Pokémon Red & Green được phát hành, Ishihara đã khởi xướng trò sưu tập thẻ game Pokémon. Tại công ty Creatures Inc., ông được mọi người gọi bằng biệt danh “Vua của đồ chơi” bởi những ý tưởng sáng tạo vô hạn của mình. Ishihara nghĩ ra và tham gia phát triển hầu hết các sản phẩm của Pokémon từ thẻ sưu tập, anime đến phim ảnh.

Năm 2017, Ishihara ra mắt thẻ game tên “Ishihara GX”, dành tặng cho nhân viên
Năm 2017, Ishihara ra mắt thẻ game
tên “Ishihara GX”,
dành tặng cho
nhân viên công ty. Ảnh: @DrLavaYT

Với tầm nhìn chiến lược của mình, Tsunekazu Ishihara đã đưa Pokémon, khởi điểm là một trò chơi điện tử, phủ sóng trên nhiều loại hình khác nhau như manga, anime, phim ảnh, thẻ sưu tầm, cùng hàng loạt các sản phẩm thương mại có hình ảnh của Pokémon, tạo nên một “vũ trụ Pokémon” hùng mạnh.

Trò chơi đình đám Pokémon Go ra mắt vào năm 2016 và tạo nên cơn chấn động trong thế giới game trên toàn thế giới cũng có công sức không nhỏ của Ishihara.

Có gì bên trong Vũ trụ Pokémon?

  • Manga Pokémon

    Các nhà sáng tạo trò chơi điện tử Pokémon đã tận dụng việc công ty Nintendo ký thỏa thuận với Shogakukan, một trong những nhà xuất bản manga lớn nhất tại Nhật, để ra mắt manga Pokémon vào tháng 03/1997, mang tên “Pokémon Adventures – Cuộc phiêu lưu của Pokémon”.

    Cha đẻ trò chơi điện tử Pokémon, Satoshi Tajiri, từng chia sẻ rằng bộ manga này đã tái hiện chân thật nhất cách mà ông tưởng tượng về thế giới của Pokémon.

    Manga “Pokémon Adventures” tập 1 phát hành tại Nhật Bản.
    Manga “Pokémon Adventures” tập 1
    phát hành tại Nhật Bản.
    Ảnh: Shogakukan

    Pokémon Adventures thành công đến nỗi nó vẫn liên tục được xuất bản cho đến tận ngày nay với tổng cộng 61 tập (tính đến tháng 2/2022). Bộ manga được viết bởi tác giả Hidenori Kusaka và 9 tập đầu tiên được minh họa bởi họa sĩ Mako. Nhưng vì lý do sức khỏe, vị trí họa sĩ vẽ minh họa từ tập 10 cho đến hiện nay đã được Satoshi Yamamoto đảm nhận.

    Manga “Pokémon Adventures” tập 1 phát hành tại Nhật Bản.
    Manga “Pokémon Adventures” tập 1 phát hành tại Nhật Bản. Ảnh: Shogakukan
    Manga “Pokémon Adventures” tập 59 phát hành tại Nhật Bản.
    Manga “Pokémon Adventures” tập 59
    phát hành tại Nhật Bản.
    Ảnh: Shogakukan
    Manga Pokémon xuất bản tại Việt Nam.
    Manga Pokémon xuất bản tại Việt Nam. Ảnh: NXB Kim Đồng

    Manga Pokémon Adventures về cơ bản vẫn duy trì nội dung của trò chơi điện tử nhưng nhấn mạnh vào cuộc phiêu lưu, cũng như mối quan hệ giữa những người huấn luyện Pokémon và các Pokémon của họ. Bên cạnh các phần chính, manga còn có một số phần phụ được xuất bản trên các tạp chí khác trong những năm qua.

    Manga Pokémon xuất bản tại Việt Nam.
    Manga Pokémon
    xuất bản tại Việt Nam.
    Ảnh: NXB Kim Đồng

    Bộ manga này đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới và được dịch sang nhiều thứ tiếng ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Mỹ. Tại Việt Nam, Pokémon Adventures đã có bản tiếng Việt do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành.

  • Anime và
    phim Pokémon

    Anime Pokémon năm 1997.
    Anime Pokémon năm 1997. Ảnh: Pokémon

    Chỉ một tháng sau khi phát hành Manga Pokémon Adventures, vào tháng 04/1997, công ty Pokémon đã ra mắt mùa 1 của anime Pokémon trên đài TV Tokyo, tiếp nối thành công của bộ manga. Hiện tại, anime Pokémon vẫn đang được phát sóng sau 24 mùa.

    Loạt anime Pokémon không chỉ được yêu thích tại quê nhà mà còn lan rộng đến các nước phương Tây, góp phần lan tỏa văn hóa anime trên khắp thế giới. Đặc biệt, tại Hoa Kỳ, hai phim anime có doanh thu cao nhất đều thuộc về Pokémon.

    Anime Pokémon năm 1997.
    Anime Pokémon năm 1997. Ảnh: Pokémon

    Pokémon là anime được chuyển thể từ trò chơi điện tử thành công nhất mọi thời đại với hơn 1.000 tập được phát sóng, điều chỉnh cho phù hợp với nhiều đài truyền hình quốc tế, đồng thời lên sóng tại 169 quốc gia trên thế giới, là một trong những chương trình được xem nhiều nhất trên Netflix, tính đến năm 2016.

    Bản live-action “Detective Pikachu” năm 2019.
    Bản live-action “Detective Pikachu” năm 2019.
    Ảnh: Warner Bros

    Vũ trụ Pokémon không chỉ dừng lại ở màn ảnh nhỏ, mà còn lấn sân sang phim điện ảnh. Gần đây nhất là bản live-action “Pokémon Detective Pikachu” (2019) dựa trên tựa game cùng tên “Dectective Pikachu”, được sản xuất bởi hãng phim của Mỹ Legendary Pictures và hãng phim Nhật Toho. Dàn diễn viên có sự góp mặt của những ngôi sao lớn như Ryan Reynolds và Ken Watanabe.

    Bản live-action “Detective Pikachu” năm 2019.
    Bản live-action “Detective Pikachu” năm 2019.
    Ảnh: Warner Bros

    Bộ phim thu về 433 triệu USD trên toàn thế giới và là phim chuyển thể từ trò chơi điện tử có doanh thu cao thứ hai, chỉ sau Warcraft cũng do Legendary Pictures sản xuất.

  • Sưu tầm thẻ
    game Pokémon

    Sưu tập thẻ bài game Pokémon.
    Sưu tập thẻ bài game Pokémon. Ảnh: Pokémon

    Một trong những đóng góp tuyệt vời tiếp theo của ông Tsunekazu Ishihara cho sự thành công của Pokémon chính là ra mắt trò sưu tập thẻ game Pokémon.

    Trò chơi này bên cạnh tái hiện lại văn hóa sưu tập và mua bán thẻ game đã tồn tại ở Nhật từ lâu, còn thêm yếu tố cạnh tranh và tính chiến lược vào trò chơi, bởi người sưu tập thẻ game Pokémon có thể mua các bộ khác nhau để tìm kiếm những thẻ bài mạnh hơn nhằm gia tăng sức mạnh cho bộ thẻ bài ban đầu.

    Sưu tập thẻ bài game Pokémon.
    Sưu tập thẻ bài game Pokémon. Ảnh: Pokémon

    Sự thành công của mô hình này dựa vào việc các nhà sáng tạo Pokémon luôn đổi mới và liên tục cho ra mắt thị trường nhiều bộ thẻ game Pokémon mới, tạo sự thích thú cho người chơi.

    Đặc biệt, độ hấp dẫn của trò sưu tập thẻ game Pokémon đã tạo cơ hội cho trò chơi điện tử “Pokémon Trading Card Game” (1998), phát triển bởi công ty Creatures và Hudson Soft, được đến tay công chúng.

  • Sản phẩm xoay
    quanh Pokémon

    Pokémon hợp tác với MisterDonuts.
    Pokémon X MisterDonuts.
    Ảnh: Pokémon-MisterDonuts

    Được mệnh danh là “The King of Toys – Vua của đồ chơi”, ngay từ ban đầu, Tsunekazu Ishihara đã tận tâm tham gia giám sát tất cả các sản phẩm thương mại liên quan đến Pokémon từ đồ chơi, văn phòng phẩm, phụ kiện...

    Pokémon hợp tác với MisterDonuts.
    Pokémon X MisterDonuts.
    Ảnh: Pokémon-MisterDonuts
    Pokémon hợp tác với McDonald’s.
    Pokémon X McDonald’s.
    Ảnh: Pokémon-McDonald’s
    Pokémon hợp tác với Anessa.Pokémon hợp tác với Anessa.
    Pokémon X Anessa.
    Ảnh: Pokémon-Anessa
    Pokémon hợp tác với McDonald’s.
    Pokémon X McDonald’s.
    Ảnh: Pokémon-McDonald’s

    Ông Ishihara đưa ra ý kiến, chiến lược rõ ràng vì sao một sản phẩm có thể hoặc không nên mang hình ảnh của Pokémon. Hàng loạt sản phẩm mang thương hiệu Pokémon được tuyển chọn kỹ càng mang đến những trải nghiệm thú vị cho người hâm mộ.

    Pokémon hợp tác với Anessa.Pokémon hợp tác với Anessa.
    Pokémon X Anessa.
    Ảnh: Pokémon-Anessa

    Pokémon cũng đã có những cú bắt tay với hàng loạt thương hiệu tên tuổi như chuỗi thức ăn nhanh của Mỹ McDonald’s, bánh donut MisterDonuts hay kem chống nắng Anessa.

Vì sao Pokémon
thành công
rực rỡ
tại Nhật Bản?

Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của Pokémon tại quê nhà Nhật Bản chính là sự “kawaii – dễ thương” của các chú Pokémon. Đây cũng là nét văn hóa đặc trưng của xứ sở hoa anh đào khi người Nhật dành tình yêu cho tất cả những thứ dễ thương, đáng yêu.

Cuộc diễu hành Pikachu thường niên tại Yokohama Minato Mirai. Ảnh: festivalsherpa
Cuộc diễu hành Pikachu thường niên
tại Yokohama Minato Mirai. Ảnh: festivalsherpa

Tiếp theo đó chính là thế giới Pokémon hội tụ một số lượng lớn các sinh vật độc đáo, một số trong đó còn được lấy cảm hứng từ các loài Yokai (yêu quái) từ văn hóa dân gian của Nhật.

Cuộc diễu hành Pikachu thường niên tại Yokohama Minato Mirai. Ảnh: festivalsherpa
Cuộc diễu hành Pikachu thường niên
tại Yokohama Minato Mirai. Ảnh: festivalsherpa

Tính đến tháng 10/2020, tổng cộng có 893 loại Pokémon. Người chơi có thể biến giấc mơ được huấn luyện Pokémon thành hiện thực, cùng chơi với bạn bè và những người khác thông qua trò chơi điện tử của Pokémon.

Nắp cống Pokémon tại tỉnh Nara.
Nắp cống Pokémon tại tỉnh Nara. Ảnh: grapee.jp

Vũ trụ Pokémon còn hiện hữu ngoài đời thực thông qua hàng loạt các cơ sở, vật dụng tiện ích, những lễ hội dễ dàng thu hút bất kỳ lứa tuổi nào. Chẳng hạn như các quán cà phê mang chủ đề Pokémon tại Tokyo, Osaka hay sự kiện diễu hành hàng năm của Pikachu tại khu vực cảng biển Yokohama Minato Mirai.

Nắp cống Pokémon tại tỉnh Nara.
Nắp cống Pokémon tại tỉnh Nara. Ảnh: grapee.jp

Hơn nữa, người hâm mộ Pokémon ở Nhật còn được chiêm ngưỡng dự án Pokéfuta, bao gồm các nắp cống theo chủ đề Pokémon được lắp đặt ở nhiều thành phố trên khắp Nhật Bản.

Trong vài năm gần đây, hãng hàng không nổi tiếng Nhật Bản All Nippon Airways (ANA) còn ra mắt các máy bay lấy chủ đề Pikachu đem đến sự hứng khởi cho người hâm mộ Pokémon và mang những sinh vật đáng yêu ấy đến gần hơn với tất cả mọi người. Thâm chí, nhân vật Pikachu, ngôi sao của Pokémon, còn xuất hiện trong MV “Electric” của nữ ca sĩ nhạc Pop nổi tiếng Katy Perry vào năm 2021, nhân kỷ niệm 25 năm.

Máy bay ANA chủ đề Pokémon. Ảnh: wikipedia.org
Máy bay ANA chủ đề Pokémon. Ảnh: wikipedia.org

Trở thành hiện tượng toàn cầu
nhờ Pokémon Go

Sức lan tỏa của Pokémon thật sự đạt đến tầm vóc toàn cầu khi game mobile thực tế tăng cường Pokémon Go được ra mắt vào tháng 07/2016, trong sự hợp tác quốc tế giữa công ty Pokémon, công ty Nintendo và công ty Hoa Kỳ Niantic Labs.

Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Ảnh: business2community
Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Ảnh: business2community
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới.
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới. Ảnh: sensortower

Trò chơi Pokémon Go cho phép người chơi bắt, đấu, huấn luyện và trao đổi Pokémon thông qua các thiết bị di động có sử dụng hệ thống định vị GPS, các Pokémon xuất hiện như đang thật sự tồn tại ở thế giới thực của người chơi. Ra mắt với khoảng 150 loài Pokémon, đến năm 2021, game mobile Pokémon Go đã phát triển đến 700 loài.

Cùng với sự ra mắt của Pokémon Go, Nintendo còn thiết kế thêm một thiết bị đeo tay nhỏ mang tên Pokémon Go Plus có màn hình LED thông báo cho người chơi khi có Pokémon ở gần.

Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Trò chơi Pokémon Go ra mắt vào năm 2016.
Ảnh: business2community
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới.
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới. Ảnh: sensortower
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới.
Pokémon Go lập 5 kỷ lục Guinness thế giới. Ảnh: sensortower

Từ trò chơi truyền thống với bảng điều khiển, Pokémon Go được mang ra thế giới thực, giúp những người huấn luyện Pokémon có thể đi khắp thành phố, hay thậm chí xa hơn để săn Pokémon.

Chính nhờ ý tưởng độc đáo của trò chơi, Pokémon Go đã thiết lập được 5 kỷ lục Guinness thế giới vào năm 2016:

Game mobile có doanh thu tháng
đầu tiên cao nhất

Pokémon Go thu được 206,5 triệu USD ngay ở tháng đầu tiên. Điều này càng ấn tượng hơn khi tựa game được phát hành thành từng đợt trên thế giới.

Pokémon Go phát hành đầu tiên không phải tại quê hương Nhật Bản mà là ở Hoa Kỳ, Úc và New Zealand vào ngày 06/07/2016. Tiếp theo, trò chơi được phát hành tại các nước châu Âu từ ngày 13/07 và mãi đến ngày 22/07, nó mới được ra mắt tại Nhật Bản.

Game mobile có nhiều lượt tải nhất trong tháng đầu tiên

Kỷ lục Guinness thế giới tiếp theo mà Pokémon Go xác lập được là trong tháng đầu tiên kể từ thời điểm ra mắt ngày 6/7/2016, trò chơi có tới 130 triệu lượt tải về.

Game mobile có lượt tải và doanh thu đứng đầu nhiều bảng xếp hạng quốc tế nhất trong tháng đầu tiên

Hai kỷ lục Guinness thế giới kế tiếp của Pokémon Go là kể từ ra mắt, Pokémon Go đã đứng đầu bảng xếp hạng lượt tải về của game mobile ở 70 quốc gia khác nhau, cũng như là tựa game có tổng doanh thu cao nhất tại 55 quốc gia.

Game mobile có thời gian thu về 100 triệu USD doanh thu nhanh nhất

Pokémon Go chỉ mất có 20 ngày để thu về 100 triệu USD doanh thu, đây là thời gian nhanh nhất mà một tựa game mobile đạt được chỉ trong tháng phát hành đầu tiên. Đến ngày 26/7/2016, tựa game tiếp tục phá kỷ lục doanh thu 100 triệu USD.
Pokémon Go ghi nhận hơn 1 tỷ lượt tải về vào năm 2019, và doanh thu hơn 6 tỷ USD vào năm 2020.