eMagazine
Thời trang nhanh – hiểm họa với môi trường.
Thời trang nhanh – hiểm họa với môi trường. Ảnh: extmsc.com

Như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Nhật Bản, thời trang nhanh đang là thách thức thực sự đối với sự phát triển bền vững. Liệu rằng trách nhiệm đối với môi trường của người Nhật có vượt qua được cám dỗ của xu hướng này?

Thời trang nhanh – hiểm họa với môi trường.
Thời trang nhanh – hiểm họa với môi trường. Ảnh: extmsc.com

Sức ảnh hưởng của thời trang nhanh trên toàn cầu

Thời trang nhanh (Fast fashion) là thuật ngữ dùng để miêu tả mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp quần áo mà ở đó các nhà sản xuất sao chép những thiết kế mới nhất từ các nhãn hiệu cao cấp sau đó cho sản xuất hàng loạt với chi phí thấp và nhanh chóng đưa chúng đến các cửa hàng bán lẻ để kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

Những thương hiệu thời trang nhanh quen thuộc.
Những thương hiệu thời trang nhanh quen thuộc. Ảnh: australianstyleinstitute.com.au

Bằng cách này, ngành thời trang nhanh tạo cơ hội cho người tiêu dùng bắt kịp các xu hướng mới nhất từ các sàn diễn thời trang thế giới khi có thể dễ dàng sở hữu những sản phẩm “hot trend” nhưng với mức giá phải chăng, phù hợp túi tiền đại đa số khách hàng bình dân.

Những thương hiệu thời trang nhanh quen thuộc.
Những thương hiệu thời trang nhanh quen thuộc. Ảnh: australianstyleinstitute.com.au

Chính điều này đã khiến thời trang nhanh lan rộng trên toàn cầu với tốc độ chóng mặt. Hiện nay, các thương hiệu thời trang nhanh hàng đầu như Zara, H&M Group, GAP, Uniqlo, Forever 21, Shein... đã trở thành những cái tên vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng trẻ tuổi.

Cùng với những lợi ích hấp dẫn mang đến cho khách hàng và doanh nghiệp, thời trang nhanh cũng vấp phải không ít chỉ trích và bị lên án vì hành vi “đạo nhái ý tưởng” đồng thời thúc đẩy lối sống lãng phí trong cộng đồng, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường.

Tác động của thời trang nhanh đến môi trường

Theo Hội nghị Liên Hợp quốc (LHQ) về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) năm 2019, thời trang nhanh được coi là ngành gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới, tiêu thụ nước lớn thứ hai và chịu trách nhiệm từ 2-8% lượng khí thải carbon toàn cầu.

Thời trang nhanh là ngành gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới.
Thời trang nhanh là ngành gây ô nhiễm thứ hai trên thế giới. Ảnh: zerowastememoirs.com
Thời trang nhanh chủ yếu sử dụng vải làm từ nhiên liệu hóa thạch.
Thời trang nhanh chủ yếu sử dụng vải làm từ nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: avasport.com

Mặt khác, những chất liệu phổ biến trong thời trang nhanh như polyester, acrylic và nylon... đều được làm từ nhiên liệu hóa thạch. Theo nghiên cứu của châu Âu, việc wash* các sợi tổng hợp này gây ô nhiễm đại dương với 0,5 triệu tấn vi sợi mỗi năm, chiếm 35% lượng vi nhựa sơ cấp thải ra môi trường.

Thời trang nhanh chủ yếu sử dụng vải làm từ nhiên liệu hóa thạch.
Thời trang nhanh chủ yếu sử dụng vải làm từ nhiên liệu hóa thạch. Ảnh: avasport.com

*Wash trong may mặc là công đoạn giặt sử dụng công nghệ giúp loại bỏ bụi bẩn, làm tăng độ mềm và độ bền màu cho vải; đồng thời sáng tạo hiệu ứng, thay đổi hình dáng giúp sản phẩm may mặc đa dạng và bắt mắt hơn.

Thời trang nhanh tạo nên tâm lý “cả thèm chóng chán” ở khách hàng.
Thời trang nhanh tạo nên tâm lý “cả thèm chóng chán” ở khách hàng. Ảnh: shopnfriends.com.au

Thời trang nhanh cho phép mọi người có thể thoải mái diện những phụ kiện, quần áo thời thượng mà không phải chi quá nhiều tiền, điều đó đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng và tăng doanh số bán hàng.

Thời trang nhanh tạo nên tâm lý “cả thèm chóng chán” ở khách hàng.
Thời trang nhanh tạo nên tâm lý “cả thèm chóng chán” ở khách hàng. Ảnh: shopnfriends.com.au

Chính vì vậy thời trang nhanh tạo nên tâm lý “cả thèm chóng chán” ở khách hàng. Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) năm 2019 cũng cho biết, hiện nay trung bình người tiêu dùng mua nhiều quần áo hơn 60% so với 15 năm trước và mỗi món đồ chỉ giữ được lâu hơn một nửa thời gian so với trước. Việc bắt kịp xu hướng giờ đây trở nên quá dễ dàng, nên khi một xu hướng mới lên ngôi, chắc chắn những món đồ từng là “hot trend” liền lập tức bị xếp xó.

Và thực tế cho thấy rằng, những món hàng này tuy bắt mắt không kém sản phẩm cao cấp nhưng có chất lượng không tốt và dễ xuống cấp do được sản xuất nhanh chóng với vật liệu rẻ tiền. Chúng cũng không thể tái chế vì chủ yếu được làm từ chất liệu tổng hợp có nguồn gốc dầu mỏ.

Người Nhật Bản mua sắm quần áo như thế nào?

Thói quen mua sắm của người Nhật thay đổi sau đại dịch.
Thói quen mua sắm của người Nhật thay đổi sau đại dịch. Ảnh: japantimes.co.jp

Theo một cuộc khảo sát của tập đoàn Kao, công ty hóa mỹ phẩm có trụ sở tại Tokyo, thời gian trung bình một người trưởng thành giữ quần áo ở Nhật là 4,9 năm. Với phụ nữ ở độ tuổi 20, con số này giảm xuống còn 3,7 năm. Thế nhưng so với tuổi thọ trung bình của hàng may mặc ở Nhật Bản, con số này chỉ bằng một nửa.

Thói quen mua sắm của người Nhật thay đổi sau đại dịch.
Thói quen mua sắm của người Nhật thay đổi sau đại dịch. Ảnh: japantimes.co.jp

Tuy nhiên, cũng theo khảo sát này, nhịp sống chậm hơn trong bối cảnh giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 đã khiến hành vi mua sắm của người tiêu dùng Nhật Bản ít nhiều thay đổi: người Nhật bắt đầu trân trọng những bộ quần áo mà họ sở hữu đồng thời ưu tiên mua quần áo có giá trị lâu bền thay vì chạy theo xu hướng.

Liệu người Nhật có thể đi ngược xu hướng toàn cầu?

Người Nhật chuộng chất lượng

Shein – thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng thời gian gần đây.
Shein – thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng thời gian gần đây.Ảnh: nssmag.com

Shein - một trong những thương hiệu thời trang nhanh có doanh thu toàn cầu lớn nhất hiện nay dường như đã tạo nên được sức hút với người tiêu dùng đất nước mặt trời mọc trong vài năm trở lại đây.

Shein – thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng thời gian gần đây.
Shein – thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng thời gian gần đây.Ảnh: nssmag.com

Khi tấn công thị trường Nhật Bản, Shein sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và thông qua những nhân vật có sức ảnh hưởng để tiếp cận người tiêu dùng và dự kiến rằng doanh thu của hãng tại thị trường này sẽ tăng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng người Nhật có yêu cầu cao đối với chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm của Shein cũng như các hãng thời trang nhanh khác sẽ không quá được ưa chuộng tại đây như đã làm được ở các nước khác.

Lối sống tối giản và triết lý Mottainai của người Nhật

Người Nhật từ lâu đã nổi tiếng với lối sống tối giản “Danshari”, được xem là cách giải thoát áp lực vô hình mà cuộc sống vật chất đè nặng lên tinh thần.

“Danshari” (断捨離 – Đoạn Xá Li) là sự kết hợp giữa “” (dan) nghĩa là từ chối, “” (sha) – vứt bỏ, “” (ri) – tránh xa. Theo đó, triết lý của Danshari là không chấp nhận đồng thời vứt bỏ hết những thứ không cần thiết trong cuộc sống để thoát ra khỏi những ám ảnh về vật chất, kiếm tìm hạnh phúc, bình an và tự do.

Một trong những yếu tố cơ bản để thực hành lối sống tối giản Danshari là “sự từ chối”, trong đó người ta sẽ giảm thiểu mua sắm đến mức tối đa, chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời giảm ảnh hưởng lên cuộc sống của người khác.

Việc làm này rất phù hợp với “Mottainai” (勿体無い) – triết lý chống lãng phí và biện pháp để tồn tại của người Nhật có từ xa xưa. Với tinh thần vạn vật trên trái đất đều là tác phẩm của tạo hóa, con người cần trân trọng và không được phép phí phạm, người Nhật thường cố gắng tận dụng những món đồ cũ hoặc bán lại cho người khác.

Người Nhật và lối sống tối giản “Danshari”.
Người Nhật và lối sống tối giản “Danshari”.Ảnh: forums.bluemoon-mcfc.co.uk
Người Nhật trao đổi mua bán đồ cũ theo tinh thần mottainai.
Người Nhật trao đổi mua bán đồ cũ theo tinh thần mottainai. Ảnh: PIXTA

Trao đổi mua bán đồ cũ, đặc biệt là quần áo, phụ kiện thời trang là việc không hiếm ở xứ sở này. Tại Nhật, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc áo khoác, túi xách hiệu... “secondhand” tại những khu chợ trời (flea market) với mức giá phải chăng cùng chất lượng ổn áp.

Người Nhật trao đổi mua bán đồ cũ theo tinh thần mottainai.
Người Nhật trao đổi mua bán đồ cũ theo tinh thần mottainai. Ảnh: PIXTA

Ở đất nước mặt trời mọc, những cửa hàng tái sử dụng, tái chế (Reuse/Recycle Shop) hay các trang web mua bán đồ cũ như Kakaku, Merukari cũng rất phổ biến.

Thực hành lối sống tối giản và triết lý Mottainai, người Nhật vừa có thể thoải mái với đam mê thời trang vừa đảm bảo cam kết bền vững với môi trường bằng cách tăng “vòng đời” cho những món hàng thời trang.

Cam kết phát triển bền vững từ các thương hiệu Nhật

Mục đích của JSFA là thúc đẩy chuyển đổi sang thời trang bền vững.
Mục đích của JSFA là thúc đẩy chuyển đổi sang thời trang bền vững. Ảnh: fashionlawjournal.com

Nhận thấy sự cấp thiết trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là sự đe dọa của ngành công nghiệp thời trang nhanh đến môi trường, tháng 8/2021, Bộ Môi trường Nhật Bản đã thành lập Liên minh Thời trang Bền vững Nhật Bản (The Japan Sustainable Fashion Alliance/JSFA).

Mục đích của JSFA là thúc đẩy chuyển đổi sang thời trang bền vững.
Mục đích của JSFA là thúc đẩy chuyển đổi sang thời trang bền vững. Ảnh: fashionlawjournal.com

JSFA có sự tham gia của nhiều công ty trong đó có thương hiệu quần áo ngoài trời Goldwin, Ryohin Keikaku - công ty mẹ của Muji... Nhà sản xuất dệt may Toray Industries (chuyên cung cấp vải cho Uniqlo) cũng là thành viên của Liên minh.

Mục đích của tổ chức là thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang ngành công nghiệp thời trang bền vững, JSFA cũng cam kết thực hiện một số mục tiêu cụ thể.

Tính đến tháng 4/2022, JSFA đã có tổng cộng 42 công ty thời trang và dệt may là thành viên. Ngoài ra, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Bộ Môi trường và Cơ quan các vấn đề Người tiêu dùng được chỉ định làm đối tác công.

Tham gia vào JSFA, các công ty thành viên thường xuyên chia sẻ kiến thức về thời trang bền vững, làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu cải thiện môi trường và xã hội.

Đây có thể xem là một thách thức với các thành viên của JSFA, vì hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm thời trang được sản xuất bền vững vẫn ở mức thấp. Thậm chí, nhiều người hoàn toàn không biết hoặc không quan tâm đến việc quần áo của họ được tạo ra và tác động đến môi trường như thế nào.

Theo một nghiên cứu của Bộ Môi trường Nhật Bản, chỉ 4% người tiêu dùng tích cực mua thời trang bền vững, 51% "quan tâm" đến các vấn đề bền vững nhưng điều này không chuyển thành hành động, trong khi 41% còn lại cho biết họ không quan tâm.

Chính vì vậy, để có thể kiên trì theo đuổi và thực hiện những cam kết thời trang bền vững, các thành viên của JSFA cùng tổ chức sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thúc đẩy sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng.

Kết

Sau cùng, quyền quyết định vẫn là ở người tiêu dùng. Trước khi bạn nhấp vào nút “mua”, hãy cân nhắc xem sản phẩm có thực sự cần thiết và phù hợp với bản thân. Thay vì mua nhiều món hàng thì hãy cẩn thận chọn lựa những món đồ thời trang có tính ứng dụng cao, có thể phối được theo nhiều phong cách.

Xây dựng thói quen mua sắm bền vững là trách nhiệm của mỗi người.
Xây dựng thói quen mua sắm bền vững là trách nhiệm của mỗi người. Ảnh: wildelectric.co

Chúng ta vẫn có nhiều cách để tận hưởng thời trang mà không cần liên tục chi tiền cho sản phẩm từ các thương hiệu thời trang nhanh phải không nào?