eMagazine

Bài: Rin Thiết kế: Quỳnh 399

Là linh vật của tỉnh Kumamoto, Kumamon - chú gấu đen với thân hình nục nịch, đôi mắt to tròn và má đỏ đáng yêu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2010 trong chiến dịch thu hút khách du lịch, mừng sự kiện tuyến đường cao tốc Kyushu Shinkansen khánh thành. Kể từ khi trở thành “vua của các linh vật” chỉ một năm sau khi ra mắt, cho đến nay, Kumamon vẫn giữ mãi vị thế trong lòng người hâm mộ trong và ngoài nước, mang về doanh thu hàng trăm tỷ yên từ các sản phẩm liên quan mà bất kỳ linh vật nào cũng ao ước.

Linh vật sinh ra từ nơi
không có gấu hoang dã

Kumamon (くまモン) lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng vào ngày 12/03/2010, trước sự kiện khai trương tuyến cao tốc Kyushu Shinkansen vào tháng 03/2011, giữa lúc “Yuru Kyara” (linh vật) mọc lên “như nấm sau mưa” trên khắp nước Nhật.

Mặc dù hệ thống tàu Shinkansen đã có mặt tại tỉnh Fukuoka, phía Nam nước Nhật vào năm 1985, nhưng đến tận gần 37 năm sau, tỉnh lân cận là Kumamoto mới có tuyến Shinkansen nối liền với các thành phố lớn như Osaka và Tokyo. Sự kiện trọng đại này khiến từ chính quyền đến người dân hết thảy đều vui mừng và nhiều người nhận ra đây là cơ hội để phát triển kinh doanh, quảng bá du lịch.

Kumamon tổ chức sinh nhật vào ngày 12/03/2014 tại quê nhà Kumamoto.
Kumamon tổ chức sinh nhật vào ngày 12/03/2014 tại quê nhà Kumamoto. Ảnh: Asahi
Nhà thiết kế Mizuno Manabu.
Nhà thiết kế Mizuno Manabu. Ảnh: typeproject.com

Ban đầu, các quan chức xây dựng tuyến Kyushu Shinkansen dự định tập trung quảng bá cho Osaka – một trong hai đô thị lớn nhất Nhật Bản. Nhưng cuối cùng, họ đã quyết định thực hiện chiến dịch “Kumamoto Surprise” - khai thác toàn bộ các khía cạnh của tỉnh Kumamoto từ văn hóa, con người, thiên nhiên, sản phẩm và cả ẩm thực để thu hút du khách.

Nhà thiết kế Mizuno Manabu.
Nhà thiết kế Mizuno Manabu. Ảnh: typeproject.com

Mục đích của chiến dịch nhằm khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương về bản sắc riêng của tỉnh, từ đó quảng bá sự thịnh vượng của Kumamoto. Và linh vật Kumamon chính là kết quả không ai ngờ tới của chiến dịch trên. Ban đầu, nó còn được xây dựng mang hơi hướng một linh vật tinh quái.

Koyama Kundo và Kumamon cùng rước đuốc Olympic Tokyo 2020 khi ngọn đuốc đi qua Uto, tỉnh Kumamoto vào ngày 05/05/2021.
Koyama Kundo và Kumamon cùng rước đuốc Olympic Tokyo 2020 khi ngọn đuốc đi qua Uto, tỉnh Kumamoto vào ngày 05/05/2021. Ảnh: Nippon

“Cha đẻ” của Kumamon là nhà thiết kế Mizuno Manabu. Nhà văn kiêm nhà sản xuất Koyama Kundo chịu trách nhiệm mảng sáng tạo của dự án “Kumamoto Surprise” đã giao cho Mizuno hoàn thành logo của chiến dịch. Nhưng thay vì chỉ thiết kế logo, Mizuno đã tạo ra một nhân vật thu hút mọi ánh nhìn, có ngoại hình giống như gấu trúc – ngôi sao quen thuộc của nhiều sở thú. Và đó là cách mà Kumamon đã ra đời.

Koyama Kundo và Kumamon cùng rước đuốc Olympic Tokyo 2020 khi ngọn đuốc đi qua Uto, tỉnh Kumamoto vào ngày 05/05/2021.
Koyama Kundo và Kumamon cùng rước đuốc Olympic Tokyo 2020 khi ngọn đuốc đi qua Uto, tỉnh Kumamoto vào ngày 05/05/2021. Ảnh: Nippon

Dù sinh ra tại vùng đất không có gấu hoang dã sinh sống, Kumamon lại mang vẻ ngoài của một chú gấu bởi trong tên của tỉnh Kumamoto (熊本) có chữ “ – Kuma” nghĩa là “gấu”. Còn chữ “Mon” trong tiếng địa phương của Kumamoto có nghĩa là “Mono – – Người”. Như vậy, cái tên Kumamon mang nghĩa là “người gấu”.

Trở thành vua của
các linh vật Nhật Bản

Kumamon “debut” tại Nam Mỹ trong một sự kiện ở “Japan House”, Sāo Paulo, Brazil vào năm 2018.
Kumamon “debut” tại Nam Mỹ trong một sự kiện ở “Japan House”,
Sāo Paulo, Brazil vào năm 2018.Ảnh: Nippon

Để quảng bá linh vật mới ra thị trường, chính quyền đã thực hiện một chiến dịch truyền thông đặc biệt, đó là tạo ra các cuộc thảo luận về nhân vật này mà không dính dáng gì đến nơi khai sinh của nó. Không thông báo trước, tỉnh Kumamoto đã mang linh vật mới đến thành phố Osaka, cho chú xuất hiện tại khu vực trung tâm thành phố hay những nơi thu hút khách du lịch.

Kumamon “debut” tại Nam Mỹ trong một sự kiện ở “Japan House”, Sāo Paulo, Brazil vào năm 2018.
Kumamon “debut” tại Nam Mỹ trong một sự kiện ở “Japan House”, Sāo Paulo, Brazil vào năm 2018.Ảnh: Nippon

Điều này đã khiến cho mọi người bắt đầu thắc mắc: “Linh vật gấu này là gì vậy?” Thông qua mạng xã hội, chủ đề về Kumamon trở nên phổ biến hơn bao giờ hết bởi những người đã nhìn thấy nó.

Khi đã được biết đến rộng rãi, chính quyền Kumamoto mới tổ chức một cuộc họp báo chính thức công bố về danh tính của Kumamon, thông báo chú gấu đã biến mất khỏi Osaka trong gần 1 tháng nay và kêu gọi mọi người cùng tìm kiếm nó.

Kumamon nhảy cùng các dancer trong tiệc sinh nhật của mình vào năm 2019.
Kumamon nhảy cùng các dancer trong tiệc sinh nhật của mình vào năm 2019.Ảnh: Nippon

Chính chiến lược độc đáo trên đã biến Kumamon từ một nhân vật vô danh trở thành linh vật được cả nước Nhật biết đến, ban đầu là trên mạng, và sau đó là trên hàng loạt phương tiện truyền thông lớn như báo chí và truyền hình. Sau chỉ khoảng một năm rưỡi ra mắt, tại “Yuru-Chara Grand Prix” - cuộc thi bầu chọn linh vật của năm được tổ chức trực tuyến, Kumamon đã trở thành người chiến thắng, vượt qua 349 linh vật địa phương đến từ Nhật Bản và nước ngoài với 277.000 phiếu bầu.

Kumamon nhảy cùng các dancer trong tiệc sinh nhật của mình vào năm 2019.
Kumamon nhảy cùng các dancer trong tiệc sinh nhật của mình vào năm 2019.Ảnh: Nippon

Sau khi chiến thắng “Yuru-Chara Grand Prix”, danh tiếng của Kumamon vẫn được giữ vững đến tận ngày nay. Chú gấu đen đáng yêu hiện đang đảm nhận công việc “Trưởng phòng kinh doanh và hạnh phúc” như một công dân thực thụ của tỉnh Kumamoto và đóng vai trò chủ chốt trong nhiều mảng như đại sứ du lịch, biểu diễn hài kịch cùng các công chức địa phương. Kumamon ghi điểm trong mắt người hâm mộ bởi những cử chỉ, biểu cảm hài hước và tính cách ấm áp.

Kumamon biểu diễn trước Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko vào năm 2013.
Kumamon biểu diễn trước Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko vào năm 2013. Ảnh: japantimes.co.jp

So với các “đồng nghiệp” linh vật của mình, chú gấu đen có đôi mắt to tròn, lúc nào cũng nở nụ cười này sở hữu khối tài sản khổng lồ hơn cả. Độ nổi tiếng của Kumamon đã vượt ra khỏi quê hương Kumamoto và phần còn lại của nước Nhật, lan đến nhiều quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và thậm chí là ở Brazil xa xôi.

Kumamon biểu diễn trước Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko vào năm 2013.
Kumamon biểu diễn trước Thượng hoàng Akihito và Hoàng thái hậu Michiko vào năm 2013. Ảnh: japantimes.co.jp

Trong số những thành tích nổi bật, có lẽ kỷ lục đáng chú ý nhất của Kumamon là doanh số bán các sản phẩm liên quan đạt đến 989 tỷ yên trong một thập kỷ qua. Đây là con số khủng mà bất kỳ linh vật nào cũng ao ước.

Nếu đặt chân tới Nhật Bản, du khách có thể nhìn thấy các sản phẩm liên quan đến Kumamon ở bất kỳ đâu từ cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện lợi, tiệm quà lưu niệm...

Móc khóa và thú nhồi bông Kumamon.
Móc khóa và thú nhồi bông Kumamon. Ảnh: themonsoonproject.org

Chưa dừng lại ở đó, từ tháng 04/2013, một tờ báo địa phương đã bắt đầu ra mắt loạt manga 4 khung với Kumamon là nhân vật chính.

Cũng trong năm 2013, nhà sản xuất đồ chơi của Đức Steiff đã tạo ra 1.500 món đồ chơi Kumamon giới hạn và bán sạch chỉ trong vòng vài giây. Hay sau đó 1 năm, vào năm 2014, một cửa hàng trang sức tại Tokyo đã tạo ra bức tượng Kumamon bằng vàng nguyên khối với giá lên đến 100 triệu yên.

Tượng vàng Kumamon nguyên khối được làm ra vào năm 2014.
Tượng vàng Kumamon nguyên khối được làm ra vào năm 2014. Ảnh: theculturetrip.com

Kumamon còn xuất hiện trong trò chơi điện tử Yokai Watch 2 và anime Yokai Watch (tựa Việt: Đồng hồ yêu quái). Trên mạng xã hội, gấu đen cũng thu hút lượng fan lớn với 811.700 người theo dõi tài khoản Twitter chính thức @55_kumamon (tính đến ngày 26/09/2022).

Tượng vàng Kumamon nguyên khối được làm ra vào năm 2014.
Tượng vàng Kumamon nguyên khối được làm ra vào năm 2014.Ảnh: theculturetrip.com

Cho đến nay, Kumamon đã được mời đến thăm hơn 20 quốc gia, xuất hiện tại nhiều sự kiện của châu Á, Japan Expo tại Paris, lễ hội Honolulu tại Hawaii. Kumamon cũng từng có cơ hội giao lưu với nhiều nhân vật tên tuổi của thế giới như cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật Caroline Kennedy, Đại sứ Pháp Laurent Pic, Thái tử Đan Mạch Frederik hay diễn viên nổi tiếng Matt Damon.

Điều gì làm nên
thành công của Kumamon?

Kumamon đến thăm các em học sinh trường mẫu giáo ở Nishihara.
Kumamon đến thăm các em học sinh trường mẫu giáo ở Nishihara. Ảnh: Nippon

Trước hết, Kumamon ghi điểm với người hâm mộ bởi sự “Kawaii – dễ thương” trong cả ngoại hình lẫn tính cách của mình, chính điều này khiến gấu đen thu hút sự yêu thích từ mọi lứa tuổi.

Tuy nhiên, Kumamon đặc biệt được yêu quý bởi các fan hâm mộ nhí. Vào tháng 5/2016, sau hàng loạt các trận động đất mạnh xảy ra tại tỉnh Kumamoto, linh vật Kumamon đã đến thăm hỏi các em học sinh tại trường mẫu giáo ở Nishihara, nơi chú gấu được các em quây quần xung quanh, ríu rít chuyện trò.

Kumamon đến thăm các em học sinh trường mẫu giáo ở Nishihara.
Kumamon đến thăm các em học sinh trường mẫu giáo ở Nishihara. Ảnh: Nippon

Nếu các linh vật Yuru Kyara khác thường giới hạn phạm vi hoạt động ở gần quê hương và hầu hết chỉ xuất hiện trong các sự kiện, lễ kỷ niệm địa phương, thì Kumamoto đã đi ngược lại với xu hướng chung và trở thành linh vật du hành khắp mọi nơi.

Kumamon lái chiếc xe máy do thương hiệu Honda thiết kế theo chủ đề Kumamon.
Kumamon lái chiếc xe máy do thương hiệu Honda thiết kế theo chủ đề Kumamon. Ảnh: Asahi

Thêm nữa, tỉnh Kumamoto đã đăng ký bản quyền với linh vật Kumamon. Tuy nhiên, khác với các linh vật có quy định nhượng quyền chặt chẽ, Kumamon được chính quyền tỉnh phát triển theo hướng cho phép các nhà sản xuất gắn khuôn mặt dễ thương của chú vào bất kỳ sản phẩm nào họ muốn và hoàn toàn được miễn chi phí bản quyền, nhưng dĩ nhiên là phải thông qua sự cho phép của tỉnh.

Kumamon lái chiếc xe máy do thương hiệu Honda thiết kế theo chủ đề Kumamon.
Kumamon lái chiếc xe máy do thương hiệu Honda thiết kế theo chủ đề Kumamon. Ảnh: Asahi

Một trong số những điều kiện mà tỉnh đưa ra cho các doanh nghiệp và đơn vị muốn sử dụng hình ảnh Kumamon là sản phẩm phải được sản xuất tại Kumamoto hoặc chứa một lượng nguyên liệu nhất định có nguồn gốc từ tỉnh. Kumamon cũng xuất hiện hoàn toàn miễn phí trên các chương trình truyền hình và các sự kiện công cộng, miễn là người dẫn chương trình có quảng bá về quê hương Kumamoto của chú gấu.

Kumamon và gấu Paddington đứng cạnh xe Kumamon Mini của BMW tại sự kiện ở Oxford, Anh quốc vào năm 2013.
Kumamon và gấu Paddington đứng cạnh xe Kumamon Mini của BMW tại sự kiện ở Oxford, Anh quốc vào năm 2013. Ảnh: Nippon

Điều này càng khiến cho tên tuổi của Kumamon trở nên phổ biến hơn khi số lượng sản phẩm tăng lên không ngừng. Ngay trước khi Kumamon đón sinh nhật lần thứ 2, Ngân hàng Nhật Bản đã ước tính chú linh vật mang lại 123,2 tỷ yên cho tỉnh nhà.

Kumamon và gấu Paddington đứng cạnh xe Kumamon Mini của BMW tại sự kiện ở Oxford, Anh quốc vào năm 2013.
Kumamon và gấu Paddington đứng cạnh xe Kumamon Mini của BMW tại sự kiện ở Oxford, Anh quốc vào năm 2013. Ảnh: Nippon

Ban đầu, chính sách không thu phí sử dụng hình ảnh được đưa ra nhằm tạo điều kiện cho các công ty quy mô nhỏ của tỉnh có thể tham gia vào chiến dịch quảng bá địa phương và tiếp tục duy trì khi nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu quan tâm đến linh vật gấu này. Nhiều thương hiệu toàn cầu đã hợp tác với gấu Kumamon có thể kể đến như nhà sản xuất pha lê của Pháp Baccarat, hãng máy ảnh cao cấp của Đức Leica hay thương hiệu ô tô cỡ nhỏ Mini thuộc tập đoàn BMW.

Tuy nhiên cũng có ngoại lệ liên quan đến việc tính phí bản quyền của Kumamon. Cách đây vài năm, chính quyền tỉnh đã tính phí sử dụng hình ảnh của chú gấu trên các sản phẩm được bán ra nước ngoài. Bởi khi một linh vật ở Nhật đã gây được sự chú ý nhất định ở nước ngoài, sẽ xuất hiện một lượng lớn hàng giả, nhất là tại châu Á. Việc theo dõi và ngăn chặn vấn nạn hàng giả là một nỗ lực đầy tốn kém khiến tỉnh Kumamoto đã phải thuê nhân viên ở các quốc gia khác nhau. Sau khi phát hiện ra vấn đề hàng giả chủ yếu tập trung ở các nước như Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan, thì việc thu phí sử dụng hình ảnh Kumamon từ các công ty nước ngoài là bước đi không thể tránh khỏi để ngăn chặn Kumamon giả lưu thông trên thị trường.

Ngoài ra, sự năng động và tài năng nhảy cũng là hai trong những lý do giúp tên tuổi của Kumamon vang xa. Một linh vật mang bộ trang phục nặng như Kumamon thường chỉ tham gia các hoạt động ít phải vận động như bắt tay, vẫy tay hoặc chụp ảnh với trẻ em tại sự kiện, nhưng Kumamon hoàn toàn ngược lại. Chú gấu đen của tỉnh Kumamoto luôn cháy hết mình với những phần biểu diễn nhảy. Trên kênh Youtube chính thức “KUMAMON Global Official”, chàng gấu đã thể hiện nhiều động tác thể dục khó qua chuyên mục “Kumamon Happy Surprise” và được nhiều khán giả đón nhận. Đặc biệt, vào năm 2013, tại Nagasaki, Kumamon đã cùng nhảy với 140 linh vật đến từ các địa phương khác nhau và phần biểu diễn này đã được xác lập trong sách Kỷ lục Guinness là “Phần nhảy linh vật hoành tráng nhất thế giới”. Nhiều người dân ở Kumamoto kỳ vọng Kumamon sẽ phát triển trở thành nhân vật tầm cỡ thế giới như chú chuột Mickey của Disney.

“Phần nhảy linh vật hoành tráng nhất thế giới” đạt kỷ lục Guinness.
“Phần nhảy linh vật hoành tráng nhất thế giới” đạt kỷ lục Guinness. Ảnh: soranews24.com

Gặp gỡ Trưởng phòng kinh doanh
Kumamon tại Kumamon Square

Kumamon Square.
Kumamon Square. Ảnh: kumamoto-guide.jp

Một trong những địa chỉ tin cậy để có thể “gặp gỡ” chú gấu nục nịch, đáng yêu này là tại tòa nhà Kumamon Square, thành phố Kumamoto, tỉnh Kumamoto. Nơi đây không chỉ có văn phòng làm việc của Kumamon mà còn có quán cà phê và cửa hàng lưu niệm. Chú gấu thường xuất hiện ở đây từ 15h vào những ngày trong tuần và cuối tuần là từ 11h.

Kumamon Square.
Kumamon Square. Ảnh: kumamoto-guide.jp

Tại khu vực trung tâm của Kumamon Square chính là sân khấu, nơi Kumamon sẽ biểu diễn các bài khiêu vũ đặc sắc dành tặng khán giả. Tuy nhiên, lịch trình của Kumamon khá bận rộn, có khi chú gấu sẽ biểu diễn 2 lần/ngày, nhưng cũng có khi không có mặt ở văn phòng. Sau khi biểu diễn, Kumamon đáng yêu sẽ trò chuyện với từng vị khách ở đây. Với những ai lần đầu gặp Kumamon, cách cư xử lịch thiệp đó chắc hẳn sẽ là kỷ niệm khó quên.

Kumamon biểu diễn tại sân khấu của Kumamon Square.
Kumamon biểu diễn tại sân khấu của Kumamon Square. Ảnh: kosublog.com

Mang chức danh “Trưởng phòng kinh doanh và hạnh phúc”, hẳn nhiên chú gấu có riêng một văn phòng làm việc tại đây, được trưng bày rất nhiều bằng khen, cúp, ảnh chụp từ người hâm mộ trên khắp nước Nhật. Du khách có thể ghé thăm văn phòng ngay cả khi Kumamon vắng mặt.

Kumamon biểu diễn tại sân khấu của Kumamon Square.
Kumamon biểu diễn tại sân khấu của Kumamon Square. Ảnh: kosublog.com

Tại quán cà phê, du khách được thưởng thức các món gắn liền với Kumamon, nổi bật như món Kumamon Latte với lớp bọt cà phê hình chú gấu. Còn nếu đến cửa hàng lưu niệm, bạn sẽ lạc vào thiên đường Kumamon, nơi bày bán không chỉ những sản phẩm thông thường như thú nhồi bông, áo, móc chìa khóa, bưu thiếp, gối, tách cà phê, áp phích, đĩa CD... mà cả quà tặng giới hạn chỉ có tại đây.

Văn phòng làm việc của Kumamon.
Văn phòng làm việc của Kumamon. Ảnh: matcha-jp.com