eMagazine

Đĩa mềm từng được “săn đón” khi vừa ra mắt và chúng đã cho thấy được sự ưu việt của mình trong việc lưu trữ dữ liệu. Bước sang thế kỷ 21, công nghệ phát triển đã khiến đĩa mềm dần trở nên lạc hậu và đứng trước nguy cơ xóa sổ. Tuy nhiên, tại Nhật, đĩa mềm vẫn hiện diện trong nhiều cơ quan và gây “đau đầu” cho chính phủ.

Lịch sử đĩa mềm tại Nhật

Đĩa mềm là loại đĩa lưu trữ được IBM phát hành thương mại vào cuối những năm 1960. Chúng có khả năng lưu trữ dữ liệu, ban đầu có đường kính là 8 inch (203,2mm) nhưng theo thời gian, chúng được thu gọn lại thành 5 ¼ inch và cuối cùng, 3 ½ inch đã trở thành một kích thước chuẩn để lưu trữ và truyền dữ liệu phổ biến trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21.

Mặc dù đĩa mềm rất thịnh hành trong nền văn hóa thế kỷ 20 đến nỗi nhiều chương trình điện tử và phần mềm tiếp tục sử dụng đĩa mềm cho đến thế kỷ 21. Nhưng với sự phát triển của công nghệ, đĩa mềm đã dần bị loại bỏ bởi những nhược điểm: dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian bởi các yếu tố môi trường.

Ba kích thước của đĩa mềm, cùng với đó là kích thước của ổ đĩa cũng thay đổi để phù hợp.
Ba kích thước của đĩa mềm, cùng với đó là kích thước của ổ đĩa cũng thay đổi để phù hợp. Ảnh: IBM

Vậy liệu rằng giờ đây còn ở đâu chúng ta có thể tìm thấy đĩa mềm? Đó là câu hỏi mà Taro Kono - Bộ trưởng Phụ trách các chương trình kỹ thuật số Nhật Bản, hỏi các phóng viên trong buổi họp báo. Trớ trêu thay, câu trả lời lại là Nhật Bản.

Việc đĩa mềm còn tồn tại ở Nhật không phải là một điều đáng tự hào cho sự gìn giữ những nét xưa cũ, mà ngầm cho thấy hệ thống lưu trữ đầy cứng nhắc, bảo thủ và ẩn chứa nhiều nguy hiểm của quốc gia này.

Người phụ nữ cầm một ổ đĩa mềm Fujifilm 200MB dung lượng 3,5' và ổ đĩa mềm mới tại văn phòng công ty ở Tokyo, ngày 28/01/2000.
Người phụ nữ cầm một ổ đĩa mềm Fujifilm 200MB dung lượng 3,5" và ổ đĩa mềm mới tại văn phòng công ty ở Tokyo, ngày 28/01/2000. Ảnh: cbsnews

Vậy tại sao người Nhật vẫn còn ưa chuộng đĩa mềm? Quay ngược lịch sử thì bên cạnh việc IBM là nơi phát minh đĩa mềm đầu tiên, thì nhiều người lại cho rằng Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu, nhà phát minh vĩ đại nhất Nhật Bản, mới là “mẹ đẻ” của chúng.

Trong tài liệu được ghi chép, Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu cho biết rằng 2 năm sau chiến tranh, ông bắt đầu có ý tưởng về đĩa mềm khi đang nghe bản giao hưởng số 5 của Beethoven ở nhà. Âm thanh trầy xước do ma sát của rãnh và kim đã làm xáo trộn việc thưởng thức âm nhạc. Đó là lúc ông quyết định tạo ra một cái gì đó mà không có tiếng ồn và đăng ký bằng sáng chế cho phát minh này.

Người phụ nữ cầm một ổ đĩa mềm Fujifilm 200MB dung lượng 3,5' và ổ đĩa mềm mới tại văn phòng công ty ở Tokyo, ngày 28/01/2000.
Người phụ nữ cầm một ổ đĩa mềm Fujifilm 200MB dung lượng 3,5" và ổ đĩa mềm mới tại văn phòng công ty ở Tokyo, ngày 28/01/2000. Ảnh: cbsnews
Cổng nhà Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu với hình đĩa mềm, phát minh được cho là của ông.
Cổng nhà Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu với hình đĩa mềm, phát minh được cho là của ông. Ảnh: tokyoweekender

Điều này đã khiến IBM gặp khó khăn cho việc đăng ký bản quyền nghiên cứu của riêng họ. IBM đã cử Phó Chủ tịch công ty đến gặp ông Nakamatsu, đề nghị trao đổi giấy phép, đổi lại sẽ là sự hỗ trợ tài chính. Tuy vậy, khi thông báo trước truyền thông, phát ngôn viên của IBM - Mac Jeffrey, tuyên bố rằng đĩa mềm hoàn toàn là do IBM tạo ra, mặc dù Tiến sĩ Nakamatsu có một số bằng sáng chế liên quan đến nó.

Sự tồn tại kì lạ của một thiết bị lỗi thời

Đĩa mềm tại Nhật
Ảnh: metro.co.uk

Liệu rằng một quốc gia đã sản xuất ra những cỗ máy hiệu quả nhất nhưng không thích hợp chuyển sang công nghệ kỹ thuật số - một loại công nghệ không thể nhìn thấy hoặc chạm vào. Hay là một xã hội già cỗi không còn nguồn lực cho công nghệ mới?

Đĩa mềm tại Nhật
Ảnh: metro.co.uk

Tại Nhật Bản, các văn phòng chính phủ và một số lượng lớn các doanh nghiệp vẫn sử dụng đĩa mềm - công nghệ được xem là “đã chết” ngay cả ở những quốc gia không sở hữu công nghệ tiên tiến. “Nhật Bản đi sau thế giới ít nhất 20 năm về công nghệ hành chính” Yukio Noguchi, một nhà kinh tế Nhật Bản, chia sẻ với Bloomberg.

Trên thực tế, bất cứ ai đi bộ dọc theo lối đi tầng hầm, ngang qua những cửa hàng với tuổi đời cao ở Akihabara, ngó nghiêng các kệ hàng trong Hard Off ở Tokyo, hoặc diện kiến bàn làm việc của dân văn phòng ở một số doanh nghiệp Nhật, cũng sẽ thấy sự hiện diện của đĩa mềm.

đĩa mềm tại văn phòng.
Ảnh: gizchina

Đĩa mềm, được sử dụng cho hơn 1.900 thủ tục của chính phủ, bao gồm cả việc nộp đơn đăng ký, chứa khoảng 1,4 MB dữ liệu. Nhưng đó chỉ là dung lượng của một bức ảnh có độ phân giải cao hoặc một số ít hình thu nhỏ (tùy thuộc vào kích thước của chúng). Ngay cả một chiếc USB, vốn đã có cảm giác cổ xưa do sự gia tăng của thẻ SD, ổ cứng di động và phần mềm lưu trữ đám mây, cũng đã có dung lượng bằng hàng nghìn đĩa mềm.

Không chỉ đĩa mềm mà trong một cuộc khảo sát năm 2021 của Hiệp hội ngành truyền thông của Nhật Bản, 24,3% cho biết họ sử dụng máy fax hàng ngày trong khi 25,4% cho biết họ thỉnh thoảng sử dụng chúng. Điều đó chứng tỏ một nửa số người Nhật đang làm việc vẫn sử dụng máy fax.

đĩa mềm tại văn phòng.
Ảnh: gizchina
Máy fax vẫn còn hiện diện tại các văn phòng ở Nhật.
Máy fax vẫn còn hiện diện tại các văn phòng ở Nhật. Ảnh: cbsnews

Báo cáo khảo sát cho biết, máy fax đã thấm sâu vào công việc và quy trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn như việc sử dụng cho quy trình kế hoạch trong các ngành máy móc công nghiệp và bất động sản, cũng như các kỹ sư CNTT sử dụng nó để báo cáo và liên lạc.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang xếp hạng thấp về khả năng cạnh tranh kỹ thuật số. Một bảng xếp hạng của IMD cho thấy Nhật Bản hiện đang ở vị trí thứ 28, sau các nước châu Á khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia.

Những tựa game tuổi thơ từng được chứa trong các đĩa mềm.
Những tựa game tuổi thơ từng được chứa trong các đĩa mềm. Ảnh: Reddit

Tại sao đất nước đã tạo ra vô số kỳ quan công nghệ thế giới, từ tàu cao tốc Shinkansen đến mã QR, vẫn mắc kẹt với công nghệ lạc hậu?

Các lý do theo báo cáo của Mckinsey & Company (công ty tư vấn quản lý toàn cầu) là:

  • Văn hóa giàu ngữ cảnh (Ichi ieba ju wo shiru – nghe một hiểu mười) cùng tư duy sợ rủi ro.
  • Các lãnh đạo cấp cao tập trung vào tuổi thọ của công ty hơn là năng suất.
  • Sự tiếp xúc hạn chế của một số ngành đối với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu.
  • Hiệu ứng tắc nghẽn: khi doanh nghiệp chờ đợi hướng dẫn chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ, còn chính phủ lại chờ đợi bước đi của doanh nghiệp.
  • Quan trọng nhất là sự thiếu hụt hơn nửa triệu kỹ sư liên quan đến phần mềm để xây dựng các ứng dụng phần mềm đưa đất nước phát triển.
Đĩa mềm thịnh hành tại Nhật đến nỗi xuất hiện nhiều trong các ấn phẩm văn hóa, đơn cử là Sailor Moon.
Đĩa mềm thịnh hành tại Nhật đến nỗi xuất hiện nhiều trong các ấn phẩm văn hóa, đơn cử là Sailor Moon.

Việc còn sử dụng đĩa mềm cũng đã gây ra cho chính quyền hành pháp của Nhật Bản những tình huống “dở khóc, dở cười”:

Cuối năm 2021, cảnh sát Tokyo thừa nhận đã làm mất 38 dữ liệu cá nhân của công dân khi chúng được lưu trữ trên đĩa mềm.

Vào tháng 06/2022, thành phố Amagasaki, miền tây Nhật Bản cho biết họ đã mất một ổ đĩa flash USB (dù không phải là đĩa mềm nhưng đây vẫn là cách lưu trữ lỗi thời) chứa thông tin cá nhân của tất cả khoảng 460.000 cư dân của mình.

Sự xung đột công nghệ kì lạ tại Nhật giữa những thiết bị hiện đại nhất và thiết bị đã lỗi thời.
Sự xung đột công nghệ kì lạ tại Nhật giữa những thiết bị hiện đại nhất và thiết bị đã lỗi thời.

“Tuyên chiến” với đĩa mềm

Bộ trưởng Taro Kono là người quyết liệt loại bỏ đĩa mềm.
Bộ trưởng Taro Kono là người quyết liệt loại bỏ đĩa mềm. Ảnh: Japan Times

Bộ trưởng Taro Kono được xem là thành viên chính phủ có sự chống đối mạnh mẽ nhất đối với văn hóa đĩa mềm. Ông phản đối việc tiếp tục sử dụng chúng khi đã có các giải pháp hiệu quả hơn nhiều trong những năm gần đây. Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản hiện đang thiết lập thay đổi các quy định sử dụng thiết bị lưu trữ, để cho phép sử dụng các dịch vụ trực tuyến hiện đại hơn.

Bộ trưởng Taro Kono là người quyết liệt loại bỏ đĩa mềm.
Bộ trưởng Taro Kono là người quyết liệt loại bỏ đĩa mềm. Ảnh: Japan Times

Tuy vậy, Cơ quan lập pháp sẽ là đơn vị đầu tiên gây trở ngại trong cuộc chiến của Kono. Theo quy định của pháp luật, chính phủ phải sử dụng đĩa mềm (hoặc các công nghệ tương tự, chẳng hạn như CD) cho một số quy trình nhất định. Điều này đòi hỏi một cuộc đại tu về mặt pháp lý, điều không đơn giản với bộ máy hành chính.

Các quy định sửa đổi dự kiến sẽ được soạn thảo, sau đó chúng sẽ được trình bày cho các cơ quan chính phủ. Cho đến lúc đó, chúng ta sẽ không biết được số phận của đĩa mềm sẽ ra sao.

hanko
Ảnh: Tokyoweekender

Trước đó, Kono đã tiến hành “cuộc chinh phạt” tương tự trên máy fax và Hanko - ハンコ (con dấu Nhật Bản). “Tại sao chúng ta cần in ra giấy? Đơn giản vì văn bản cần phải có dấu Hanko” - Kono nói vào cuối năm 2020. “Vì vậy, nếu chúng ta có thể chấm dứt nền văn hóa đó, thì dĩ nhiên sẽ không cần đến bản in và fax”.

hanko
Ảnh: Tokyoweekender

Nhưng những báo cáo cho thấy điều này vẫn được 95% doanh nghiệp địa phương sử dụng. Văn hóa giấy và mực in của Nhật Bản đã trở thành tiêu điểm tranh cãi trong 2 năm qua khi trong giai đoạn cao điểm của đại dịch, quan chức nhà nước và nhân viên phải lê bước đến văn phòng để in, đóng dấu và fax các tài liệu do họ không có đủ phương tiện để làm tại nhà.