eMagazine
Jizo là vị thần mang đến phước lành.
Jizo là vị thần mang đến phước lành. Ảnh: Pixta

Những bức tượng Jizo xuất hiện bên những vệ đường tại xứ Phù Tang mang theo câu chuyện tín ngưỡng cổ xưa rất kỳ bí và nhân văn.

Jizo là vị thần mang đến phước lành.
Jizo là vị thần mang đến phước lành. Ảnh: Pixta

Trong bộ phim hoạt hình Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro có xuất hiện nhiều bức tượng cổ đặt bên những con đường làng tạo nên sự huyền bí, cổ điển của câu chuyện về hai chị em Mei và Satsuki. Những bức tượng đó được gọi là Rokujizo hay Jizo và theo quan niệm của người Nhật đây là hiện thân của một vị Bồ Tát Địa Tạng bảo hộ các lữ khách, những linh hồn lang thang và nhất là trẻ em.

Vị Thần bảo hộ
yêu thương trẻ em

Jizo - 地蔵 (hay còn gọi là Ngài Địa Tạng) là một Dosojin được thờ phụng tại những đền Shinto và hiện thân của Địa Mẫu trong Phật Giáo. Tượng Jizo thường xuất hiện khắp nơi trên xứ sở hoa anh đào với hình dạng mang gương vẻ mặt trẻ thơ, đội mũ đỏ hay mang yếm vải, hai tay chắp trước ngực và hướng mặt về phía trước. Những bức tượng Jizo có vẻ ngoài rất độc đáo và mang nét đặc sắc riêng, không giống nhau hoàn toàn.

Theo quan niệm của người Nhật, Thần Jizo luôn xót thương, lắng nghe những lời nguyện cầu của con người và rất thương yêu trẻ con, thế nên những bức tượng về vị Thần này đều mang hình dáng dễ thương với khuôn mặt bầu bĩnh của trẻ thơ.

Thần Jizo xuất hiện trong anime “Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro”.
Thần Jizo xuất hiện trong anime “Hàng Xóm Của Tôi Là Totoro”. Ảnh: ghibli wiki

Người xưa quan niệm rằng khi một đứa trẻ chết trước cha mẹ sẽ không thể qua sông sang thế giới bên kia để siêu thoát mà bị nữ quỷ Datsuba giữ lại bắt xây nhà bằng đá cuội như là một sự trừng phạt. Thế nhưng cứ lúc nào hoàn thành công việc thì lũ yêu quái lại đánh sập những tháp đá ấy. Đây cũng là lúc Thần Jizo xuất hiện để giúp đỡ, bảo vệ và thay cha mẹ ở dương gian yêu thương những linh hồn bé nhỏ đáng thương này.

Tháp đá cuội.
Tháp đá cuội. Ảnh: Pixta
jizo
Ảnh: muza-chan-net

Do đó những tháp đá nhỏ này được người Nhật dựng nên bên tượng Thần Jizo để tưởng nhớ đến những đứa trẻ bất hạnh đã qua đời cũng như bảo vệ cho những trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc chết vì sảy và phá thai. Những gia đình có con không may sớm qua đời thì cúng kẹo, đồ chơi, quần áo, giày dép… để cầu nguyện, mong muốn Thần linh bảo hộ cho linh hồn của con họ. Ngoài ra phái nữ cũng thường tìm đến Thần Jizo để cầu mong phước lành cho việc sinh con. Vì vậy ở những nơi có tượng Jizo chúng ta thường bắt gặp thấy tháp đá nhỏ đặt gần nó để bảo vệ linh hồn của những đứa trẻ đã qua đời.

Nét đặc sắc trong văn hóa
tín ngưỡng Nhật Bản

Màu đỏ mang lại nhiều điều may lành theo quan niệm của người Nhật.
Màu đỏ mang lại nhiều điều may lành theo quan niệm của người Nhật. Ảnh: Pixta

Người Nhật rất kính trọng, yêu quý Jizo và tin rằng nếu tình cờ gặp được tượng Thần trong chuyến hành trình thì sẽ gặp được may mắn, an lành. Vì vậy, ở những thành phố lớn đông đúc hay làng quê nhỏ hẻo lánh, ở khắp mọi miền tại xứ Phù Tang luôn xuất hiện những bàn thờ nhỏ hay tượng Thần Jizo đặt nơi góc phố, ngã tư đường; Thần còn được thờ phụng tại những ngôi đền linh thiêng.

Màu đỏ mang lại nhiều điều may lành theo quan niệm của người Nhật.
Màu đỏ mang lại nhiều điều may lành theo quan niệm của người Nhật. Ảnh: Pixta

Nét độc đáo, khác lạ khiến du khách quốc tế cảm thấy thú vị về tượng Jizo là những tượng đá này thường được trang trí bằng cách đội mũ hoặc mang yếm của trẻ em có màu đỏ. Đây là một tín ngưỡng của người Nhật, khi tiết trời trở lạnh, tượng Jizo được thêm vào chiếc yếm và mũ màu đỏ để thể hiện nghĩa cử nhân đức với quan niệm hành động này sẽ giúp nhận được nhiều công lao hơn khi sang thế giới bên kia. Và màu đỏ nhằm xua đuổi bệnh tật, biến cố, mang đến điều an lành, tốt đẹp.

Thần ban phước lành
Ảnh: muza-chan-net

Ngoài ra chiếc mũ bện của tượng Jizo còn gắn liền với câu chuyện dân gian Kasa Jizo. Chuyện kể rằng ở một ngôi làng nọ có hai vợ chồng già nhà nghèo đến nỗi mà không có gạo để ăn khi năm mới sắp sửa đến. Để kiếm sống mưu sinh qua ngày, người chồng phải đi bán mũ bện nhưng ông lại không bán được chiếc mũ nào. Lúc trên đường buồn bã trở về nhà thì ông thấy sáu bức tượng Jizo bị tuyết rơi phủ kín bên vệ đường.

Thần ban phước lành
Ảnh: muza-chan-net

Thấy vậy ông lão liền phủi hết tuyết và đội cho các Jizo những chiếc mũ, ông cho tượng năm chiếc mũ đi đem bán và cả một chiếc mũ của mình đang đội. Sau đó ông trở về nhà và kể cho vợ sự việc trên, bà lão không trách cứ mà còn vui mừng vì việc tốt mà chồng làm.

Khi đêm xuống, khi hai vợ chồng đang ngủ thì nghe thấy âm thanh lạ bên ngoài ngôi nhà nên tỉnh dậy đi ra và thấy sáu Jizo đội mũ bện đã để lại rất nhiều cơm cùng thức ăn trước cửa nhà, mang đến một năm mới hạnh phúc và đủ đầy cho ông bà lão nghèo.

Câu chuyện này được người Nhật lưu truyền lại cho thế hệ sau để giáo dục, truyền tải những bài học đạo đức ý nghĩa và tạo đức tin về Phật giáo với giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện nơi chiếc mũ bện màu đỏ trên tượng Jizo vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

“Đội quân tượng” Thần Jizo.
“Đội quân tượng” Thần Jizo. Ảnh: Japan Travel

Tượng Jizo còn thể hiện sự kỳ bí, cổ xưa gắn liền với lịch sử xứ Phù Tang. Sự kỳ quái, có phần đáng sợ của tượng Thần này hiện diện ở sườn núi cằn cỗi của vùng núi lửa Chausudake, Tochigi, thuộc vùng Kanto trên đảo Honshu. Tại đây có hàng trăm pho tượng bằng đá tập trung nơi sườn núi hoang vu cằn cỗi tạo nên vẻ ma quái, huyền bí thu hút những du khách đến khám phá và tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo của xứ Nhật.

Dẫu mang hình dạng gì đáng yêu hay kỳ bí thì tượng Jizo đã thể hiện rõ tinh hóa văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Nhật, bộc lộ nét độc đáo trong tín ngưỡng tôn giáo của đất nước mặt trời mọc. Thần Jizo luôn xuất hiện khắp mọi nơi, xoa dịu những đau khổ mà con người phải gánh chịu khi xuống địa ngục và những người đang sống được ban phát sự an lành, thanh bình và hạnh phúc.