eMagazine
0%

Bất ngờ trước khả năng học ngôn ngữ của trẻ em, Shinichi Suzuki đã áp dụng phương pháp “tiếng mẹ đẻ” vào việc dạy violin. Và giờ đây điều này được phát triển thành một chương trình giảng dạy âm nhạc bài bản, giúp trẻ phát huy được năng lực bản thân ngay từ khi còn nhỏ.

Phương pháp Suzuki cho những đứa trẻ tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm.
Phương pháp Suzuki cho những đứa trẻ tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm. Ảnh: The New Yorker

Vào giữa thế kỷ 20, nghệ sĩ vĩ cầm người Nhật Shinichi Suzuki đã nhận ra ý nghĩa của việc trẻ em trên toàn thế giới học nói ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng một cách dễ dàng. Ông bắt đầu áp dụng các nguyên tắc cơ bản của việc tiếp thu ngôn ngữ vào việc học nhạc và gọi phương pháp của mình là phương pháp tiếp cận bằng tiếng mẹ đẻ. Những ý tưởng về trách nhiệm của cha mẹ, sự khuyến khích yêu thương, sự lặp đi lặp lại liên tục… là một số điểm đặc biệt của phương pháp Suzuki.

Phương pháp Suzuki cho những đứa trẻ tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm.
Phương pháp Suzuki cho những đứa trẻ tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm. Ảnh: The New Yorker

Phương pháp Suzuki là gì?

Phương pháp Suzuki (Suzuki method) là một chương trình giảng dạy âm nhạc và triết lý giảng dạy dựa trên nguyên tắc rằng, tất cả trẻ em đều có khả năng học và phát triển âm nhạc thông qua môi trường nuôi dưỡng. Trẻ em học nói ngôn ngữ của mình một cách tương đối thuận lợi và nếu quá trình học tập tự nhiên được áp dụng tương tự trong việc dạy các kỹ năng khác, thì chúng có thể đạt được thành công. Suzuki gọi quá trình này là “Phương pháp Tiếng mẹ đẻ” và gọi toàn bộ hệ thống sư phạm là “才能教育- Saino Kyoiku” (Giáo dục Tài năng).

Không chỉ dạy nhạc cho trẻ em mà hơn hết là dạy cho chúng cách sống để trở nên người tốt hơn.
Không chỉ dạy nhạc cho trẻ em mà hơn hết là dạy cho chúng cách sống để trở nên người tốt hơn. Ảnh: Nikkei
Không chỉ dạy nhạc cho trẻ em mà hơn hết là dạy cho chúng cách sống để trở nên người tốt hơn.
Không chỉ dạy nhạc cho trẻ em mà hơn hết là dạy cho chúng cách sống để trở nên người tốt hơn. Ảnh: Nikkei

Ông cũng nói rõ rằng mục tiêu của việc giáo dục âm nhạc như vậy là nuôi dạy những thế hệ trẻ em có "trái tim cao thượng", trái ngược với việc tạo ra những thần đồng âm nhạc nổi tiếng.

Vì là một nghệ sĩ vĩ cầm (violin) nên ban đầu, phương pháp Suzuki phát triển để áp dụng cho loại nhạc cụ này. Về sau ngày càng phát triển cho những loại nhạc cụ khác như: Accordion, Bass, Brass, Cello, Flute, Guitar, Harp, Organ, Piano, Viola… thậm chí là việc luyện tập giọng nói/ giọng hát.

Tâm huyết của một
nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại

Trong “Suzuki: The Man and His Dream to Teach the Children of the World”, tác giả Eri Hotta kể về câu chuyện cuộc đời của người đàn ông đã góp phần tạo ra những tài năng âm nhạc trong tương lai.

Shinichi Suzuki sinh năm 1898 tại thành phố Nagoya của Nhật Bản. Âm nhạc cổ điển phương Tây không chỉ là một phần của nền văn hóa nơi ông lớn lên mà còn là gắn bó mật thiết với công việc kinh doanh gia đình. Cha của ông là một trong những nghệ nhân làm vĩ cầm chuyên nghiệp đầu tiên ở Nhật Bản. Tuy vậy, không ai trong gia đình Suzuki biết chơi nhạc cụ.

Việc được có cơ hội nghe nhạc từ sớm đã giúp Suzuki nuôi dưỡng tình yêu với lĩnh vực này
Việc được có cơ hội nghe nhạc từ sớm đã giúp Suzuki nuôi dưỡng tình yêu với lĩnh vực này. Ảnh: Jim Stone Consulting
Suzuki và người thầy của mình, nghệ sĩ vĩ cầm Karl Klingler
Suzuki và người thầy của mình, nghệ sĩ vĩ cầm Karl Klingler. Ảnh: suzukiassociation

Khi còn trẻ, Shinichi Suzuki tình cờ được nghe bản ghi âm bài hát Ave Maria của Franz Schubert do Mischa Elman chơi bằng violin. Bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của âm nhạc, ông lập tức lấy một cây vĩ cầm từ xưởng của cha mình và bắt đầu tự học chơi nhạc cụ "bằng tai".

Tuy nhiên cha của ông cảm thấy rằng việc biểu diễn nhạc cụ lúc bấy giờ thấp hơn địa vị xã hội của con trai mình và từ chối cho phép Suzuki học nhạc cụ. Sau một khoảng thời gian ông đã thuyết phục được cha cho phép học nhạc với một giáo viên vĩ cầm ở Tokyo.

Năm 22 tuổi, Suzuki đến Đức để tiếp tục học. Khi ở đó, ông học riêng với Karl Klingler, nhưng không nhận được bất kỳ bằng cấp chính thức nào. Tại Đức, ông đã gặp và kết bạn với Albert Einstein, người đã khuyến khích ông học nhạc cổ điển.

Suzuki và người thầy của mình, nghệ sĩ vĩ cầm Karl Klingler
Suzuki và người thầy của mình, nghệ sĩ vĩ cầm Karl Klingler. Ảnh: suzukiassociation

Hướng đi của cuộc đời ông đã thay đổi khi cha của cậu bé 4 tuổi Toshiya Eto, người về sau này trở thành một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng thế giới, tìm đến ông để nhờ dạy cho con trai mình.

Suzuki nói: “Đó là khoảng năm 1931. Tôi đang dạy violin tại Nhạc viện Hoàng gia cho một lớp hầu hết là nam thanh niên. Tôi không trả lời ông Eto ngay vì cần thời gian suy nghĩ. Tôi sẽ huấn luyện một đứa trẻ nhỏ như thế nào? Tôi sẽ dạy cậu ấy điều gì?”.

Suzuki (trái) đã thành lập nhóm tứ tấu đàn dây thành công cùng với những người anh của mình vào những năm 1930
Suzuki (trái) đã thành lập nhóm tứ tấu đàn dây thành công cùng với những người anh của mình vào những năm 1930. Ảnh: Nikkei

Khi đang tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này, Suzuki đột nhiên nhận ra ý nghĩa của một sự thật hiển nhiên và giữa buổi diễn tập, ông đã hào hứng thốt lên: “Tất cả trẻ em Nhật Bản đều nói tiếng Nhật!”. Nhìn thấy vẻ mặt hoài nghi của mọi người, ông ấy tiếp tục giải thích ý nghĩa rằng: nếu mọi đứa trẻ bình thường đều được giáo dục thành công bằng phương pháp tiếng mẹ đẻ, có lẽ có thể sử dụng phương pháp tương tự để dạy Toshiya chơi vĩ cầm. Cuộc thảo luận tiếp tục cho đến tận đêm.

Suzuki (trái) đã thành lập nhóm tứ tấu đàn dây thành công cùng với những người anh của mình vào những năm 1930
Suzuki (trái) đã thành lập nhóm tứ tấu đàn dây thành công cùng với những người anh của mình vào những năm 1930. Ảnh: Nikkei
Toshiya Eto về sau là một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng
Toshiya Eto về sau là một nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng. Ảnh: Spotify

Sau đó là sự quan sát và nghiên cứu chi tiết về quá trình học tiếng mẹ đẻ, cùng những khả năng bẩm sinh giúp trẻ học ngôn ngữ của mình một cách thành công. Suzuki nhận thấy rằng tất cả trẻ em đều có tốc độ học tập khác nhau, hầu hết đều học rất chậm ngay từ đầu và theo từng bước rất nhỏ.

Chỉ có những thần đồng
mới có thể học
phương
pháp của Suzuki?

Học sinh Suzuki có phải là thiên tài âm nhạc không? Họ có phải là những đứa trẻ có tài năng đặc biệt về âm nhạc? Cha mẹ của họ có phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp không? Câu trả lời là không.

May mắn thay, học sinh Suzuki là những đứa trẻ bình thường, cha mẹ có thể có ít hoặc không có kinh nghiệm về âm nhạc. Suzuki lưu ý rằng phương pháp tiếng mẹ đẻ thành công 100% với trẻ bình thường, dựa trên các mô hình âm thanh và yêu cầu lặp lại nhiều lần, bao gồm cả việc lặp lại liên tục các tài liệu đã học.

Đối với Suzuki, mỗi đứa trẻ sẽ có sự nhạy bén với âm nhạc khác nhau và cần phải có những cách dạy khác nhau để chúng có thể phát triển.
Đối với Suzuki, mỗi đứa trẻ sẽ có sự nhạy bén với âm nhạc khác nhau và cần phải có những cách dạy khác nhau để chúng có thể phát triển.

Ở Cleveland, Ohio, Jan McNair tham gia học violin phương pháp Suzuki với cậu con trai bốn tuổi Ben. Cô ấy chỉ ra rằng Ben đang khám phá ra “niềm vui khi làm điều gì đó bởi vì đã nỗ lực để làm điều đó”.

Ngoài việc thấm nhuần tình yêu âm nhạc, phương pháp Suzuki nhấn mạnh vào sự phát triển tính cách của trẻ. Ben bắt đầu và kết thúc mỗi buổi học bằng cách cúi chào giáo viên của mình và cảm ơn cô ấy. Đổi lại, giáo viên của Ben cũng cảm ơn cậu bé.

Charlotte Johnson ở Papillon, Nebraska, tham gia chương trình Suzuki cùng với cậu con trai mười tuổi Christopher. Cô ấy nói: “Cậu bé được học những bản nhạc tuyệt vời và phát triển những kỷ niệm đẹp”. Cô ấy nói thêm: “Phát triển sự tự tin là một điểm cộng khác. Cậu bé có thể đứng phát biểu trước mọi người mà không e ngại”.

Đối với Suzuki, mỗi đứa trẻ sẽ có sự nhạy bén với âm nhạc khác nhau và cần phải có những cách dạy khác nhau để chúng có thể phát triển.
Đối với Suzuki, mỗi đứa trẻ sẽ có sự nhạy bén với âm nhạc khác nhau và cần phải có những cách dạy khác nhau để chúng có thể phát triển.

Yếu tố quan trọng
để thực hiện
phương pháp Suzuki

Nhân cách trước, năng lực sau

Lấy từ phương châm của trường trung học mà Suzuki đã theo học cho đến năm 1916 “Nhân cách trước, năng lực sau” là mục tiêu quan trọng nhất của phương pháp Suzuki. Trong Saino kyoiku, việc học nhạc là một phương tiện để đạt được mục đích: học sinh được dạy một loại nhạc cụ để giúp họ trở thành những con người tốt đẹp hơn.

Một số học viên của phương pháp Suzuki chắc chắn đã tiến tới sự nghiệp âm nhạc. Nhưng việc tạo ra những nhạc sĩ chuyên nghiệp, tôn vinh những đứa trẻ thần đồng hoặc những nghệ sĩ điêu luyện không phải là ưu tiên của phương pháp này.

Bắt đầu học từ sớm

Những năm đầu đời rất quan trọng để phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc. Việc nghe nhạc nên bắt đầu từ khi mới sinh, đào tạo chính thức có thể bắt đầu lúc ba hoặc bốn tuổi, nhưng quan trọng nhất là không bao giờ là quá muộn để bắt đầu.

Tầm quan trọng của việc nghe nhạc

Trẻ học từ vựng sau khi nghe người khác nói hàng trăm lần, nên việc nghe nhạc hàng ngày rất quan trọng, để đứa trẻ có thể ghi nhớ chúng một cách thụ động.

Suzuki tin rằng việc nuôi dưỡng những đứa trẻ trở nên tốt lành sẽ giúp tương lai đất nước hưng thịnh hơn
Suzuki tin rằng việc nuôi dưỡng những đứa trẻ trở nên tốt lành sẽ giúp tương lai đất nước hưng thịnh hơn. Ảnh: Nikkei
Suzuki tin rằng việc nuôi dưỡng những đứa trẻ trở nên tốt lành sẽ giúp tương lai đất nước hưng thịnh hơn
Suzuki tin rằng việc nuôi dưỡng những đứa trẻ trở nên tốt lành sẽ giúp tương lai đất nước hưng thịnh hơn. Ảnh: Nikkei

Sự lặp lại

Sự lặp lại liên tục là điều cần thiết trong việc học chơi một nhạc cụ. Trẻ em không học một nốt hay một đoạn nhạc rồi bỏ đi mà cần phải luyện tập mỗi ngày, dần dần sử dụng nó theo những cách mới và phức tạp hơn.

Sự tham gia của phụ huynh

Cha mẹ được khuyến khích tham gia vào việc học âm nhạc của con mình: Tham dự các buổi học với đứa trẻ; Làm “giáo viên tại gia”… Phụ huynh nên học cách chơi với trẻ, để họ hiểu đứa trẻ phải làm gì. Phụ huynh bàn luận với giáo viên để tạo ra một môi trường học tập thú vị, phù hợp với con cái của họ.

Ý nghĩa mở rộng của “cha mẹ” bao gồm bất kỳ người chăm sóc, người giám hộ, ông bà… những người đang hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập.

Suzuki nhận thấy tầm quan trọng của cha mẹ trong giai đoạn học tập này. Việc họ hiểu rằng giai đoạn đầu diễn ra rất chậm và đứa trẻ trưởng thành theo tốc độ của riêng nó là rất quan trọng. Bằng sự nhiệt tình và niềm vui, sự khuyến khích và khen ngợi liên tục, chân thành của họ đối với từng bước nhỏ của con trẻ sẽ tạo ra môi trường cần thiết để nuôi dưỡng việc học tập.

Học với những đứa trẻ khác

Tương tác xã hội với những đứa trẻ khác là điều quan trọng. Tất cả mọi người có thể giao tiếp thông qua ngôn ngữ âm nhạc. Ngoài các bài học riêng, trẻ em tham gia vào các bài học nhóm và biểu diễn thường xuyên sẽ giúp chúng học hỏi, thúc đẩy lẫn nhau.

Biểu diễn và xếp loại

Phương pháp này không khuyến khích thái độ cạnh tranh giữa những người học, mà ủng hộ sự hợp tác và khuyến khích lẫn nhau đối với những người ở mọi khả năng và trình độ.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là loại bỏ các buổi đánh giá sự tiến bộ của học sinh, mà việc biểu diễn trước công chúng thường xuyên sẽ khiến điều này trở thành một phần tự nhiên và thú vị trong quá trình học tập.

Học sinh biểu diễn tại Suzuki Method Grand Concert ở Tokyo năm 2007.
Học sinh biểu diễn tại Suzuki Method Grand Concert ở Tokyo năm 2007. Ảnh: Nikkei

Học chậm rãi

“Dục tốc bất đạt”, trẻ em được khuyến khích học thật kỹ những bước cơ bản về nhạc cụ của mình, trước khi tiến đến việc chơi hoàn thiện một bản nhạc. Quá trình này có thể nhanh, chậm tùy thuộc vào khả năng của mỗi em, nhưng điều quan trọng là các em có thể nắm vững những kỹ thuật nền một cách vững chắc.

Một môi trường học tập được nuôi dưỡng bằng sự tích cực

Nỗ lực học một nhạc cụ của trẻ nên được khen ngợi và khuyến khích chân thành. Mỗi đứa trẻ học theo tốc độ của riêng chúng, xây dựng trên các bước nhỏ để mỗi đứa trẻ có thể thành thạo. Trẻ em cũng được khuyến khích hỗ trợ nhau, nuôi dưỡng thái độ thân thiện và hợp tác.

Một tiêu chuẩn giảng dạy cao bởi các giáo viên được đào tạo

Suzuki tin tưởng vào việc đào tạo các học viên không chỉ trở thành những nghệ sĩ giỏi mà còn trở thành những giáo viên giỏi. Và nếu việc học ban đầu được tiếp cận một cách đúng phương pháp bởi những giáo viên tâm huyết thì khả năng phát triển của học viên sẽ tốt hơn.

Lưu lại và xem lại mọi bản nhạc từng học

Để hỗ trợ việc học bằng tai, học sinh phải nghe các bản ghi âm nhạc mà các em đang học hàng ngày để điều chỉnh và xem xét sự thay đổi trong cách chơi nhạc.

Giá trị mà phương pháp
Suzuki mang lại

Suzuki tâm huyết với việc phát triển tài năng đến mức không muốn bất kỳ đứa trẻ nào bị kỳ thị khi bị xếp vào loại không có tài năng, đặc biệt nếu đứa trẻ đó chậm thích nghi với môi trường của mình khi bắt đầu đào tạo. Trong cuốn sách của mình “Nurtured by Love” ông đã viết, “Phẩm chất vượt trội duy nhất mà một đứa trẻ có thể có khi mới sinh ra là khả năng thích ứng với tốc độ và sự nhạy cảm với môi trường”.

Suzuki and his students
Ảnh: ABC

Và một lần nữa, trong tác phẩm “Young Children’s Talent Education and its Method” (1949) ông viết “Không cần phải nói, có những khác biệt bẩm sinh giữa những đứa trẻ, và do đó đương nhiên có những khác biệt về khả năng của chúng, nhưng thay vì bị ám ảnh bởi những đặc điểm bẩm sinh, xã hội nên thay đổi cách hiểu và hãy nỗ lực vun trồng từng hạt giống cho đến khi nó đơm hoa kết trái tốt”.

Suzuki quote

Khi các nhạc sĩ khen ngợi Yukari Tate về màn trình diễn xuất sắc Chausson Poeme của cô ấy ở tuổi 14, cô ấy đã cười và nói: “Tôi thật may mắn khi có Suzuki-sensei làm thầy của mình. Ông ấy đã không từ bỏ tôi mặc dù tôi đã mất hai năm để học “Twinkle Variations”. Tôi là người có sự khởi đầu khá chậm so với mọi người”.

Suzuki cũng nhận được sự hoan nghênh và tôn trọng của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Năm 1961, Pablo Casals - nghệ sĩ cello, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng, đến Hội trường Bunkyo ở Tokyo để nghe các em nhỏ biểu diễn trong buổi hòa nhạc. Khi 400 nghệ sĩ vĩ cầm chơi bản Concerto của Vivaldi và bản Concerto cho hai vĩ cầm của Bach, ông đã xúc động và khóc.

Pablo Casals thể hiện lòng kính trọng đối với Suzuki
Pablo Casals thể hiện lòng kính trọng đối với Suzuki. Ảnh: The Guardian
Pablo Casals thể hiện lòng kính trọng đối với Suzuki
Pablo Casals thể hiện lòng kính trọng đối với Suzuki. Ảnh: The Guardian

Vào cuối buổi hòa nhạc, ông ấy lao lên sân khấu hét lên “Bravo”, vòng tay ôm Suzuki và khóc trên vai ông ấy. Bằng một giọng run run vì xúc động, ông nói với khán giả: “Để dạy cho những đứa trẻ này hiểu rằng âm nhạc không chỉ là âm thanh để khiêu vũ hay để có những niềm vui nhỏ nhoi, mà còn là một điều cao cả trong cuộc sống, là điều tuyệt vời. Tôi chúc mừng không chỉ các giáo viên mà tất cả những người lớn ở đây. Tôi dành cho các bạn toàn bộ sự ngưỡng mộ, toàn bộ sự tôn trọng của tôi vì đã cùng nhau đào tạo nên những đứa trẻ tuyệt vời”.

Ngày nay, ước tính có khoảng 400.000 trẻ em trên khắp các châu lục đang gặt hái những lợi ích từ phương pháp Suzuki, bất kể rằng loại nhạc cụ chúng học là gì. Và phương pháp này cũng được sử dụng trong các chương trình giáo dục mầm non theo mô hình của Suzuki như trường mẫu giáo ở Matsumoto.