eMagazine

Nhiều nghiên cứu từ thế kỷ 19 cho thấy sức tàn phá của thủy ngân đến sức khỏe con người, tuy nhiên điều này lại không được chú trọng cho đến cuối năm 1950, thảm họa ô nhiễm thủy ngân công nghiệp gây ra thiệt hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Vịnh Minamata và các cộng đồng xung quanh, mới khiến các nhà khoa học cùng các nhà chức trách nhận ra được vấn đề.

Những hình ảnh ám ảnh người dân Minamata bởi căn bệnh “lạ”.
Những hình ảnh ám ảnh người dân Minamata bởi căn bệnh “lạ”. Ảnh: Japantimes

Ở Nhật Bản, việc xây dựng một hệ thống bảo tồn môi trường đã được tiến hành từ những năm 1960, và ngày nay có nhiều loại biện pháp khác nhau để bảo tồn môi trường. Tuy nhiên, do giai đoạn trước là thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh nên các loại thiệt hại do ô nhiễm gây ra, trong đó có thiệt hại về sức khỏe con người, đã được tạo ra thông qua các hoạt động sản xuất thiếu sự quan tâm đúng mức đến môi trường. Bệnh Minamata là trường hợp điển hình về thiệt hại do ô nhiễm ở Nhật Bản.

Những hình ảnh ám ảnh người dân Minamata bởi căn bệnh “lạ”.
Những hình ảnh ám ảnh người dân Minamata bởi căn bệnh “lạ”. Ảnh: Japantimes

Minamata là một thành phố nằm ở tỉnh Kumamoto, trên bờ biển phía tây Kyushu và đối mặt với quần đảo Amakusa. Đến khoảng giữa năm 1950 – 1960, nơi đây đột nhiên trở nên nổi tiếng nhưng theo một cách không ai mong muốn, khi thảm họa nhiễm độc thủy ngân do một nhà máy địa phương xả nước thải độc hại vào Vịnh Minamata.

Hàng ngàn cư dân địa phương đã trở thành nạn nhân của vụ ngộ độc và căn bệnh do ngộ độc thủy ngân được biết đến trên toàn cầu với tên gọi bệnh Minamata - được đặt tên theo thành phố nơi nó được phát hiện lần đầu tiên.

Ngày nay, thành phố đã nỗ lực để vượt qua khỏi “bóng đen” quá khứ, xây dựng thành phố theo hướng tích cực và trở thành một thành phố kiểu mẫu về môi trường, thúc đẩy một loạt các chương trình môi trường và tái chế. Tuy vậy, những hệ lụy liên quan đến sức khỏe con người vẫn luôn ở đó, gợi nhắc về sự tắc trách, cẩu thả của những người làm kinh doanh cùng với sự thờ ơ, thiếu quyết đoán của chính quyền địa phương.

Bệnh Minamata là gì?

“Bệnh Minamata - Minamata Disease” được mô tả là một bệnh thần kinh do ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mất điều hòa (không thể kiểm soát hoạt động của cơ thể), tê ở bàn tay và bàn chân, yếu cơ nói chung, mất thị lực ngoại vi, tổn thương thính giác và lời nói.

Một bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm độc khi đang mang thai, được ông ngoại cho ăn.
Một bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm độc khi đang mang thai, được ông ngoại cho ăn. Ảnh: Shisei Kuwabara

Triệu chứng của mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào lượng thủy ngân mà cơ thể hấp thụ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể phát điên, tê liệt, hôn mê và tử vong trong vòng vài tuần sau khi xuất hiện các triệu chứng. Bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ, gây ra bại não.

Một bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm độc khi đang mang thai, được ông ngoại cho ăn.
Một bệnh nhân bị dị tật bẩm sinh do mẹ nhiễm độc khi đang mang thai, được ông ngoại cho ăn. Ảnh: Shisei Kuwabara

1908 – 1959: Trận bùng phát đầu tiên của bệnh Minamata

Sự xuất hiện của một loại bệnh lạ

Ngày 21/04/1956, tại thành phố Minamata, xuất hiện một bé gái 5 tuổi khám tại bệnh viện của nhà máy Chisso ở Minamata với các triệu chứng thần kinh không rõ nguyên nhân như đi lại khó khăn, khó nói và co giật. Hai ngày sau, em gái của cô bé cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự. Mẹ của hai em báo với bác sĩ rằng con của hàng xóm cũng có các dấu hiệu như con của cô.

Thành phố Minamata đã ngay lập tức thành lập Ủy ban về bệnh không xác định để thực hiện các biện pháp đối với bệnh nhân và điều tra để tìm ra nguyên nhân, 8 bệnh nhân khác được phát hiện và nhập viện.

Jitsuko Tanaka, bệnh nhi mắc bệnh Minamata, người đã khiến trung tâm y tế địa phương chính thức xác nhận ca bệnh đầu tiên, được nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Koshiba chụp vào ngày 25/05/2015.
Jitsuko Tanaka, bệnh nhi mắc bệnh Minamata, người đã khiến trung tâm y tế địa phương chính thức xác nhận ca bệnh đầu tiên, được nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Koshiba chụp vào ngày 25/05/2015. Ảnh: Mainichi

Vào ngày 01/05, giám đốc bệnh viện đã báo cáo với văn phòng y tế công cộng địa phương về việc phát hiện ra một “đại dịch của một căn bệnh chưa biết liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương”, đánh dấu sự phát hiện chính thức của bệnh Minamata.

Jitsuko Tanaka, bệnh nhi mắc bệnh Minamata, người đã khiến trung tâm y tế địa phương chính thức xác nhận ca bệnh đầu tiên, được nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Koshiba chụp vào ngày 25/05/2015.
Jitsuko Tanaka, bệnh nhi mắc bệnh Minamata, người đã khiến trung tâm y tế địa phương chính thức xác nhận ca bệnh đầu tiên, được nhiếp ảnh gia Kazuyoshi Koshiba chụp vào ngày 25/05/2015. Ảnh: Mainichi

Tìm hiểu nguyên nhân

Quy trình xả thải, tiêu thụ và nhiễm độc của bệnh Minamata.
Quy trình xả thải, tiêu thụ và nhiễm độc của bệnh Minamata. Ảnh: minamatadiseasemuseum
Cá chết do nhiễm độc.
Cá chết do nhiễm độc. Ảnh: Mainichi

Cuộc điều tra được thực hiện chủ yếu bởi đại học Kumamoto, và vào tháng 11/1956, trường đại học báo cáo rằng căn bệnh này là một loại ngộ độc kim loại nặng nhất định lây truyền qua cá và động vật có vỏ. Tuy nhiên, do kiến ​​thức và kinh nghiệm về ô nhiễm môi trường lúc bấy giờ chưa đủ, cũng như công nghệ phân tích một lượng rất nhỏ các chất hóa học còn chưa phát triển nên phải mất rất nhiều thời gian mới làm rõ được nguyên nhân và các đầu mối đều dẫn đến nhà máy Chisso ở Minamata.

Quy trình xả thải, tiêu thụ và nhiễm độc của bệnh Minamata.
Quy trình xả thải, tiêu thụ và nhiễm độc của bệnh Minamata. Ảnh: minamatadiseasemuseum

Ban đầu, các bác sĩ nghi ngại căn bệnh này có thể truyền nhiễm nên những bệnh nhân mắc bệnh đều được cách ly ở khu riêng biệt, tuy về sau lập luận này đã được bác bỏ nhưng sự kì thị bắt đầu xuất hiện. Không chỉ con người mà các động vật ở địa phương cũng xuất hiện những dấu hiệu kì lạ: Mèo bị co giật, phát điên và chết; Quạ từ trên trời rơi xuống; Cá chết nổi trắng mặt biển… Nhận thấy tình hình ngày càng nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kumamoto đã được mời đến hỗ trợ nghiên cứu.

Cá chết do nhiễm độc.
Cá chết do nhiễm độc. Ảnh: Mainichi

Một bức tranh đầy đủ hơn về các triệu chứng mà bệnh nhân biểu hiện dần dần được khám phá. Bệnh phát triển mà không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào, bệnh nhân báo cáo về việc mất cảm giác, tê ở bàn tay và bàn chân. Họ trở nên không thể nắm bắt các đồ vật nhỏ hoặc cài nút, không thể chạy hoặc đi bộ bình thường mà không bị vấp ngã, giọng nói của họ thay đổi về cao độ và nhiều bệnh nhân gặp những khó khăn khi nhìn, nghe và nuốt.

Modo, một trong những ngôi làng có số lượng bệnh nhân mắc bệnh Minamata lớn nhất.
Modo, một trong những ngôi làng có số lượng bệnh nhân mắc bệnh Minamata lớn nhất. Ảnh: Shisei Kuwabara

Nhìn chung các triệu chứng này trở nên tồi tệ hơn và theo sau là co giật nghiêm trọng, hôn mê, và cuối cùng dẫn đến cái chết. Đến tháng 10/1956, 40 bệnh nhân đã được phát hiện, 14 người trong số họ đã chết với tỷ lệ tử vong đáng báo động là 35%.

Các nhà khoa học bắt đầu khoanh vùng, phân tích điểm chung của các bệnh nhân và phát hiện rằng căn bệnh bùng phát theo hộ gia đình và những gia đình này sống tại làng chài dọc theo Vịnh Minamata. Chính vì thế nguyên nhân được dự đoán là đến từ nguồn thức và thức ăn (đặc biệt là cá và động vật có vỏ).

Xác định thủy ngân là chất gây độc

Đến ngày 04/11, nhóm nghiên cứu đã có công bố chính thức về phát hiện ban đầu, theo đó “Bệnh Minamata được coi là nhiễm độc kim loại nặng, xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua cá và động vật có vỏ”, nhưng cụ thể là chất nào thì còn cần một hành trình nghiên cứu.

Iwazo Funaba, một bệnh nhân mắc bệnh Minamata, được chụp 10 năm sau khi phát bệnh.
Iwazo Funaba, một bệnh nhân mắc bệnh Minamata, được chụp 10 năm sau khi phát bệnh. Ảnh: Shisei Kuwabara

Ngay khi cuộc điều tra xác định kim loại nặng là tác nhân gây ra, nước thải từ nhà máy Chisso ngay lập tức bị nghi ngờ là nguồn gốc khi lượng lớn thủy ngân trong cá, động vật có vỏ và bùn đạt mức cao nhất ở khu vực nhà máy Chisso tại cảng Hyakken, giảm dần về phía biển.

Các mẫu tóc được lấy từ những người mắc bệnh và cả từ quần thể Minamata nói chung. Ở bệnh nhân, mức thủy ngân tối đa được ghi nhận là 705ppm, cho thấy mức độ phơi nhiễm rất nặng.

Iwazo Funaba, một bệnh nhân mắc bệnh Minamata, được chụp 10 năm sau khi phát bệnh.
Iwazo Funaba, một bệnh nhân mắc bệnh Minamata, được chụp 10 năm sau khi phát bệnh. Ảnh: Shisei Kuwabara

Nhà máy Chisso

Năm 1906, Shitagau Noguchi sau khi tốt nghiệp kỹ sư điện của Đại học Hoàng gia Tokyo, thành lập công ty Điện lực Sogi. Năm 1908, Tập đoàn Chisso lần đầu tiên mở một nhà máy hóa chất ở Minamata, tỉnh Kumamoto, nằm trên bờ biển phía tây của đảo Kyushu ở phía nam, chủ yếu sản xuất phân bón.

Về sau, nhà máy mở rộng quy mô sản xuất thêm nhiều chất hóa học khác, chẳng mấy chốc nơi đây trở thành một nhà máy hiện đại, phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương, kể cả trước và sau Thế chiến thứ hai. Vào thời kỳ đỉnh cao, một nửa doanh thu thuế của thành phố Minamata đến từ công ty và công nhân viên Chisso, đồng thời công ty cũng tạo ra ¼ việc làm cho người dân thành phố.

Công ty Nippon Chisso Hire KK đổi tên công ty thành Chisso - Nhà máy Minamata. Hiện tại, tên công ty là JNC.
Công ty Nippon Chisso Hire KK đổi tên công ty thành Chisso - Nhà máy Minamata. Hiện tại, tên công ty là JNC. Ảnh: Shisei Kuwabara

Đến năm 1932, nhà máy Chisso bắt đầu sản xuất acetaldehyde (là một hợp chất hóa học hữu cơ, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã liệt kê acetaldehyde là chất gây ung thư Nhóm 1 “một trong những chất độc không khí được tìm thấy nhiều nhất với nguy cơ gây ung thư cao hơn một phần triệu”), với 210 tấn và đạt đỉnh vào năm 1960 với 45.245 tấn.

Phản ứng hóa học được sử dụng để sản xuất acetaldehyd sử dụng thủy ngân sunfat làm chất xúc tác, trong quá trình đó, metyl thủy ngân đã được hình thành như sản phẩm phụ của phản ứng. Và việc tiếp xúc cũng như tiêu thụ các sản phẩm thải thủy ngân, bao gồm metyl thủy ngân, do chất thải Chisso đổ trực tiếp vào Vịnh Minamata từ năm 1951 – 1968, được cho là nguyên nhân gây ra bệnh Minamata ở Minamata.

Sự thiếu hợp tác của Chisso

Sau khi được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh cùng như đang trong quá trình điều tra, Chisso bắt đầu bị giám sát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, từ tháng 09/1958, thay vì xả chất thải ra cảng Hyakken (khu vực đang được điều tra) thì Chisso lại thải trực tiếp ra sông Minamata. Như một lẽ dĩ nhiên, cá lại bắt đầu chết và nhiều bệnh nhân mới xuất hiện ở các làng chài dọc bờ biển Shiranui.

Sơ đồ phân bố số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh Minamata.
Sơ đồ phân bố số lượng bệnh nhân nhiễm bệnh Minamata. Ảnh: env.go

Chisso cũng không tỏ ra hợp tác với nhóm nghiên cứu Kumadai mà tự mình phát triển phòng thí nghiệm riêng với người đứng đầu là giám đốc bệnh viện nhà máy Chisso - Hajime Hosokawa. Nhưng mục đích của phòng thí nghiệm này được cho rằng “nỗ lực tìm kiếm nguyên nhân khác của căn bệnh, ngoại trừ chất thải thủy ngân”. Trong quá trình nghiên cứu, bác sĩ Hosokawa cũng bị ngừng các nghiên cứu của mình đột ngột.

Các cuộc biểu tình lan rộng

Việc xả thải đã khiến cá chết hàng loạt, ảnh hưởng đến nghề đánh bắt cá ở xung quanh Minamata, sản lượng đánh bắt giảm 91% từ năm 1953 – 1957. Điều này đã khiến các ngư dân phẫn nộ, nhiều cuộc biểu tình nổ ra yêu cầu bồi thường. Không chỉ lời nói, những người biểu tình đã xông vào nhà máy và bạo loạn, gây ra nhiều thương tích và thiệt hại trị giá 10 triệu yên.

Cá nhiễm độc và chết hàng loạt đã khiến cho các ngư dân không thể lao động.
Cá nhiễm độc và chết hàng loạt đã khiến cho các ngư dân không thể lao động. Ảnh: Shisei Kuwabara

Bạo lực được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, khiến cả nước chú ý đến vấn đề Minamata lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Một ủy ban hòa giải khác đã được thành lập và một thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 17/12. Khoảng 25 triệu yên "tiền cảm thông" đã được trả cho liên minh đánh bắt cá và một quỹ phục hồi nghề cá trị giá 65 triệu yên đã được thành lập.

Tuy vậy, những người ở thế yếu thật sự lại là những người mắc bệnh Minamata lại dường như chịu sự lãng quên, chịu sự phân biệt đối xử và tẩy chay bởi cộng đồng địa phương. Đến tháng 11/1959, các bệnh nhân đã yêu cầu Thống đốc tỉnh Kumamoto - Hirosaku Teramoto đưa yêu cầu bồi thường của bệnh nhân vào cuộc hòa giải đang diễn ra với liên minh đánh cá của tỉnh.

Gia đình các bệnh nhân Minamata tuyệt vọng trong cuộc chiến đòi lại công bằng cho người thân họ.
Gia đình các bệnh nhân Minamata tuyệt vọng trong cuộc chiến đòi lại công bằng cho người thân họ. Ảnh: Japantimes

Những bệnh nhân được ủy ban của Bộ Y tế và Phúc lợi chứng nhận sẽ được bồi thường: Bệnh nhân trưởng thành nhận được 100.000 yên/năm; Trẻ em 30.000 yên/năm và Gia đình của những bệnh nhân đã qua đời sẽ nhận được khoản thanh toán một lần 320.000 yên.

Nhà máy Minamata đã bị đóng cửa và liên đoàn lao động (công đoàn đầu tiên) đã đình công trong một năm
Nhà máy Minamata đã bị đóng cửa và liên đoàn lao động (công đoàn đầu tiên) đã đình công trong một năm Ảnh: Shisei Kuwabara

Đến năm 1965, đã có thêm báo cáo về các bệnh nhân nhập viện với dấu hiệu tương tự ở lưu vực sông Agano, tỉnh Niigata.

Đến năm 1968, chính phủ đã thu thập các thông tin tại thời điểm đó cùng kiến thức để xác định bệnh Minamata và chính thức công bố “bệnh Minamata là bệnh nhiễm độc hệ thần kinh trung ương do hợp chất methylmercury sinh ra như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất acetaldehyde” tại Công ty TNHH Chisso ở thành phố Minamata và Công ty TNHH Showa Denko (đợt bùng phát bệnh thứ 2 hay còn được biết đến với tên gọi Niigata Minamata).

Bệnh nhân cùng cha của cô ấy trong “Ngày lễ trưởng thành”.
Bệnh nhân cùng cha của cô ấy trong “Ngày lễ trưởng thành”. Ảnh: Shisei Kuwabara
Cá nhiễm độc và chết hàng loạt đã khiến cho các ngư dân không thể lao động.
Cá nhiễm độc và chết hàng loạt đã khiến cho các ngư dân không thể lao động. Ảnh: Shisei Kuwabara
Gia đình các bệnh nhân Minamata tuyệt vọng trong cuộc chiến đòi lại công bằng cho người thân họ.
Gia đình các bệnh nhân Minamata tuyệt vọng trong cuộc chiến đòi lại công bằng cho người thân họ. Ảnh: Japantimes
Các nạn nhân Minamata, họ đều là bạn thời thơ ấu.
Các nạn nhân Minamata, họ đều là bạn thời thơ ấu. Ảnh: W. Eugene Smith

Hai công ty này nằm ở thượng nguồn sông Agano, các chất độc đã được thải ra trực tiếp cùng nước thải của nhà máy và gây ô nhiễm môi trường, sau đó, thông qua chuỗi thức ăn, nó được tích lũy trong cá và động vật có vỏ. Do đó, bệnh Minamata xảy ra gián tiếp khi cư dân ăn nhiều loại hải sản này.

Và trong suốt thời gian 12 năm từ khi xác định chất thải của Chisso là nguyên nhân chính gây ra bệnh thì các hoạt động xả thải vẫn được tiếp tục nhưng núp bóng dưới việc đã được xử lý qua Cyclator (trên thực tế là không). Người dân đều bị lừa và nghĩ rằng nguồn nước của họ đã an toàn.

Tính đến ngày 30/04/1997, số người ở tỉnh Kumamoto và Kagoshima đã nộp đơn xin chứng nhận là nạn nhân của bệnh Minamata lên tới hơn 17.000 người. Trong số này có 2.265 (trong đó có 1.484 người đã qua đời vào ngày 31/01/2003) đã được chính phủ chứng nhận. Ngoài ra, có 11.540 người được coi là đối tượng của Doanh nghiệp y tế đo lường tổng hợp bệnh Minamata, tính đến năm 1997, bao gồm cả người đã qua đời.

Do đó, nạn nhân chịu ảnh hưởng của thủy ngân ghi nhận tại thời điểm đó có thể gọi là 13.805 người. Ngay cả bây giờ, một số ít bệnh nhân được chứng nhận, nhưng tất cả họ đều đã mắc bệnh trong quá khứ, và theo các cuộc điều tra khác nhau, người ta cho rằng không có điều kiện nào cho sự xuất hiện mới của bệnh Minamata ít nhất là từ đầu những năm 1970.

Bệnh nhân cùng cha của cô ấy trong “Ngày lễ trưởng thành”.
Bệnh nhân cùng cha của cô ấy trong “Ngày lễ trưởng thành”. Ảnh: Shisei Kuwabara

Bệnh Minamata cho đến nay được xếp vào “Bốn căn bệnh ô nhiễm lớn của Nhật Bản - Yondai kogai-byo”, bên cạnh: Bệnh Itai-Itai (ngộ độc Cadmium); Bệnh Niigata Minamata (ngộ độc metyl thủy ngân); Yokkaichi hen suyễn (ngộ độc lưu huỳnh dioxit).

Phục hồi môi trường

Năm 1969, việc thoát nước thải của nhà máy có chứa metyl thủy ngân ra vịnh Minamata đã được điều chỉnh lại. Năm 1970, Luật kiểm soát ô nhiễm nước được ban hành, trong đó thực thi kiểm soát việc xả nước thải ở tất cả các vùng nước ở Nhật Bản, liên quan đến các chất độc hại, chẳng hạn như thủy ngân và cadmium. Hơn nữa, việc chuyển đổi phương pháp sản xuất đã được khuyến nghị đối với các nhà máy xút có thể thải thủy ngân ngoài các nhà máy Chisso và Showa Denko.

Do metyl thủy ngân vẫn có nồng độ đáng kể trong trầm tích đáy của các vùng nước liên quan ngay cả sau khi ngừng xả hợp chất metyl thủy ngân, để loại bỏ trầm tích đáy này, từ năm 1974 - 1990, tỉnh Kumamoto đã thực hiện dự án xử lý khoảng 1.500.000 khối mét trầm tích dưới đáy Vịnh Minamata chứa thủy ngân nhiều hơn tiêu chuẩn loại bỏ (25ppm tổng lượng thủy ngân) bằng phương pháp nạo vét và chôn lấp, và để tạo ra 58ha chôn lấp, với tổng chi phí 48 tỷ yên (trong tổng số này, công ty chịu trách nhiệm chịu 30,5 tỷ yên).

Năm 1976, tỉnh Niigata tiến hành nạo vét trầm tích đáy sông chứa nhiều thủy ngân hơn xung quanh các cửa thoát nước của nhà máy Showa Denko do công ty chịu trách nhiệm thực hiện.

Bà Shinobu Sakamoto – người còn sống sau đại dịch nhiễm độc thủy ngân, bà bị nhiễm bệnh từ khi còn trong bụng mẹ.
Bà Shinobu Sakamoto – người còn sống sau đại dịch nhiễm độc thủy ngân, bà bị nhiễm bệnh từ khi còn trong bụng mẹ. Ảnh: Japantimes

Việc giám sát nồng độ metyl thủy ngân trong cá và động vật có vỏ vẫn tiếp tục cho đến tận ngày nay ở khu vực xung quanh Vịnh Minamata và trong lưu vực sông Agano.

Đấu tranh cho việc bồi thường

Theo thông báo của chính phủ, các bệnh nhân của Hội hỗ trợ đã quyết định yêu cầu một thỏa thuận bồi thường mới với Chisso và gửi yêu cầu vào ngày 06/10. Nhưng Chisso cũng yêu cầu thành lập một bên thứ ba như ủy ban trọng tài để quyết định. Điều này đã gây chia rẽ trong nội bộ bệnh nhân và nhiều người chọn các hòa giải.

Những người còn lại tiếp tục kiên trì đấu tranh cho bản thân cũng như gia đình họ, nhiều cuộc đàm phán về chi phí bồi thường đã diễn ra những đều dẫn đến kết quả chung là không được chấp thuận, kéo theo đó là những cuộc biểu tình của bệnh nhân cũng như công đoàn của Chisso đã nổ ra.

Những cuộc biểu tình đòi bồi thường cho các bệnh nhân.
Những cuộc biểu tình đòi bồi thường cho các bệnh nhân. Ảnh: Japantimes

Tại các phiên tòa những lời khai của bệnh nhân, gia đình của họ, giám đốc điều hành và nhân viên Chisso đều được đề cập. Tuy nhiên, lời khai được xem là mang tính giá trị cao nhất, góp phần thay đổi cục diện của sự việc là đến từ bác sĩ Hosokawa – người từng đứng đầu phòng thí nghiệm do Chisso thành lập.

Theo lời khai của bác sĩ khi ông đang nằm trên giường bệnh vào năm 1970, Hosokawa đã giải thích cặn kẽ các thí nghiệm của mình với mèo và phát hiện bệnh Minamata, đồng thời nói về sự phản đối của mình đối với sự thay đổi năm 1958 trong tuyến đường xả nước thải ra sông Minamata.

Đến ngày 20/03/1973, tòa tuyên bố phần thắng thuộc về nạn nhân và gia đình của họ. Chisso được yêu cầu thanh toán một lần 18 triệu yên cho mỗi bệnh nhân đã qua đời và từ 16 triệu yên - 18 triệu yên cho mỗi bệnh nhân còn sống. Tổng số tiền bồi thường 937 triệu yên là số tiền lớn nhất từng được tòa án Nhật Bản phán quyết.

Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi phát biểu tại lễ tưởng niệm hàng năm các nạn nhân bệnh Minamata ở Minamata, tỉnh Kumamoto, vào tháng 10/2019.
Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi phát biểu tại lễ tưởng niệm hàng năm các nạn nhân bệnh Minamata ở Minamata, tỉnh Kumamoto, vào tháng 10/2019. Ảnh: Asahi

Những người ghi lại ký ức Minamata

Câu chuyện về Minamata đã trở nên nổi tiếng thế giới bởi nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith và vợ ông Aileen Smith. Họ đã dành ba năm ở Minamata để ghi lại những gì đang xảy ra. Tác phẩm của họ được xuất bản lần đầu trên tạp chí LIFE vào ngày 02/06/1972 với tựa đề “Death-Flow From a Pipe” và sau đó là cuốn sách Minamata của họ được xuất bản năm 1975.

Nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith – một trong số những người phơi bày sự thật đến với thế giới.
Nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith – một trong số những người phơi bày sự thật đến với thế giới. Ảnh: Nippon

Cuốn sách đó hiện cũng đã được chuyển thể thành bộ phim Minamata với sự tham gia của Johnny Depp trong vai Eugene Smith và nam diễn viên người Pháp gốc Nhật Minami trong vai Aileen Smith.

Nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith – một trong số những người phơi bày sự thật đến với thế giới.
Nhiếp ảnh gia W. Eugene Smith – một trong số những người phơi bày sự thật đến với thế giới. Ảnh: Nippon
Bộ phim Minamata đã hoàn thiện các cảnh quay, dự kiến ra rạp vào năm 2020 nhưng bị hoãn vô thời hạn do scandal của nam diễn viên chính Johnny Depp.
Bộ phim Minamata đã hoàn thiện các cảnh quay, dự kiến ra rạp vào năm 2020 nhưng bị hoãn vô thời hạn do scandal của nam diễn viên chính Johnny Depp. Ảnh: Wikipedia

Ngoài ra cũng có một nhiếp ảnh gia khác đó là Shisei Kuwabara, người đã dành gần 60 năm để chụp ảnh Minamata và ghi lại cuộc sống của những người sống ở đó cũng như tác động của nguồn nước nhiễm độc đã tàn phá gia đình họ. Anh ấy bắt đầu chụp ảnh 11 năm trước khi Smiths đến thành phố và đã tiếp tục kể từ đó.