eMagazine
0%
Câu chuyện “bà hoàng Anatahan” sống cùng 32 người đàn ông .

VÀO CUỐI THẾ CHIẾN HAI, TRÊN HÒN ĐẢO HOANG NHỎ NẰM GIỮA THÁI BÌNH DƯƠNG, ĐÃ XẢY RA MỘT SỰ KIỆN GÂY RÚNG ĐỘNG NƯỚC NHẬT LÚC ĐÓ VỚI CÁI CHẾT CỦA NHIỀU NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KAZUKO HIGA - NGƯỜI ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “BÀ HOÀNG ANATAHAN”.

Đảo hoang cô lập với thế giới

Anatahan thuộc quần đảo Bắc Mariana trên Thái Bình Dương, là một hòn đảo nhỏ với diện tích 33 km². Trong quá khứ vào năm 1668, những nhà truyền giáo người Tây Ban Nha đã đến đây cho đến cuối thế kỷ 19, Anatahan thuộc về người Đức sau đó vùng đảo này đã được người Nhật cai quản. 

Vị trí đảo Anatahan.
Vị trí đảo Anatahan. Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Từ sau Thế chiến thứ nhất, chính phủ Nhật Bản đã vạch ra kế hoạch cải tạo, xây dựng lại Anatahan và cử Masami Hinoshibe đến đây giám sát, quản lý hơn 40 công nhân người Chamorro bản địa đang làm việc ở khu đồn điền trồng dừa. Trong số những nhân viên làm việc ở đây có Shoichi Higa - một chàng trai 18 tuổi và vợ của anh ta là Kazuko Higa, cô gái đương ở độ tuổi 16 tươi trẻ.

Anatahan.
Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Họ đến đây vào năm 1939 và mong muốn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, an cư lạc nghiệp để xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Nhưng chiến tranh đã tàn phá tất cả.

Anatahan từ một đảo dừa đầy hy vọng phát triển thịnh vượng đã bị phá hủy vào cuối năm 1943 bởi các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu từ quân đội Mỹ. Lúc đó, người dân bản xứ trồng dừa trên đảo đã sợ hãi và bỏ đi hết, Shoichi cũng vì lo cho sự an nguy của em gái ruột đang sống ở Saipan nên đã lên đường tìm người thân.

Kazuko Higa ở lại trên đảo và ngày ngày ngóng tin chồng.
Kazuko Higa ở lại trên đảo và ngày ngày ngóng tin chồng. Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Shoichi để Kazuko ở lại đảo và hứa rằng sẽ sớm quay về, nhưng sau một tháng anh vẫn “biệt vô âm tín”, dường như biến mất vĩnh viễn khỏi cuộc đời của Kazuko. Thế rồi trên đảo chỉ còn lại Masami và Kazuko, họ sống cùng nhau như vợ chồng, tìm cách sinh tồn khi Anatahan đã bị cố lập, cắt đứt liên lạc với chính quyền Nhật Bản. Cả hai nương tựa vào nhau sống qua ngày trên hoang đảo cho đến tháng 6/1944, một con tàu bị đắm ở ngoài khơi gần hòn đảo, 31 lính hải quân đã bơi vào bờ Anatahan và từ đây ở hòn đảo này bắt đầu xảy ra những câu chuyện bí ẩn.

Kazuko Higa ở lại trên đảo và ngày ngày ngóng tin chồng.
Kazuko Higa ở lại trên đảo và ngày ngày ngóng tin chồng. Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Người phụ nữ duy nhất của đảo
được tôn thờ như “bà hoàng”

Theo Japan Times thì truyền thông, báo chí Nhật hồi ấy mô tả vẻ ngoài Kazuko Higa là kiểu có ngoại hình nhỏ nhắn, gương mặt góc cạnh mang phần nam tính và nhan sắc tầm trung. Tuy nhiên việc Kazuko là người phụ nữ duy nhất sống trên đảo Anatahan cùng với 32 người đàn ông đã khiến bà trở thành “nữ hoàng”. 

kazuko.
Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Ban đầu 31 người lính hải quân cùng Masami và Kazuko trải qua những ngày tháng khá êm đềm. Hai người đã giúp đỡ những người lính gặp nạn sớm hòa nhập với cuộc sống tại đảo. Tuy nhiên có nhiều người lính đã say mê Kazuko và biết rằng Kazuko và Masami chưa kết hôn nên đã nảy sinh cám dỗ. Họ tranh nhau thể hiện tình cảm với “bóng hồng” duy nhất trên đảo, cũng từ đây mà dần xảy ra cuộc chiến ngầm đoạt lấy tình cảm của người đẹp.

Trước tình hình đó, thủ lĩnh của đội lính đã đề nghị thực hiện hôn lễ giữa Kazuko và Masami với sự chứng kiến của mọi người. Nhưng Masami qua đời sau một cơn bạo bệnh vào năm 1946, Kazuko thế chỗ chồng cai quản Anatahan và trở thành “bà hoàng” của đảo.

Vẻ đẹp và sự trẻ trung của Kazuko đã khiến những người đàn ông say đắm.
Vẻ đẹp và sự trẻ trung của Kazuko đã khiến những người đàn ông say đắm.
Ảnh: trích phim The Saga of Anatahan

Người phụ nữ khiến đám đàn ông trở nên điên cuồng, họ bị nhấm chìm bởi thù hận, đố kị và sự si mê, khao khát muốn chiếm hữu, chinh phục người đẹp.

Tấn bi kịch đẫm máu

Vào khoảng tháng 8/1946, một chiến máy bay chiến đấu của Mỹ đã rơi xuống đảo Anatahan và nó đem theo những khẩu súng lục cùng nhiều viên đạn đến. Những vũ khí này đã được một số người lính nhặt được và tình hình trên đảo trở nên tồi tệ hơn khi xung đột giữa họ được đẩy lên cao hơn do có sự “tham gia” của vũ khí.

Những ai được chỉ định ở bên và kết duyên với Kazuko đều nhận lấy cái chết đầy đau đớn. Người thì bị chết đuối, người thì bị dao đâm đến mất mạng. Trong vài tháng đã có nhiều người chết vì ngộ độc, một số khác thì biến mất không dấu vết. Cuối cùng trên đảo chỉ còn lại 19 người lính và Kazuko. 

Poster bộ phim The Saga of Anatahan miêu tả cảnh những người đàn ông đánh nhau vì Kazuko.
Poster bộ phim The Saga of Anatahan miêu tả cảnh những người đàn ông đánh nhau vì Kazuko. Ảnh: Daily Motion

Những cái chết diễn ra liên tục đã mang đến sự hoang mang, sợ hãi và nghi ngờ bao trùm lên hoang đảo Anatahan. Những người đàn ông còn lại trên đảo cho rằng Kazuko chính là nguồn cơn dẫn đến chết chóc đang xảy ra và họ lên kế hoạch trừ khử cô.

Một số người lính đã cùng nhau thực hiện việc hành quyết Kazuko trong bí mật, tuy nhiên cô đã thoát chết khi được một gã trong số đó tiết lộ âm mưu. Kazuko nhanh chóng ẩn nấp trong rừng sâu, thoát khỏi sự truy lùng của đám lính. Sau khi trốn trong rừng vài tuần, Kazuko đã nhìn thấy con tàu Miss Susie của Mỹ đi ngang qua đó và ra tín hiệu cầu cứu. Vào năm 1951, con tàu đã đưa Kazuko trở về quê nhà sau quãng thời gian dài rời xa.

Chuyện xảy ra sau đó

Kazuko sau khi trở về Nhật Bản đã trở nên nổi tiếng, câu chuyện của bà trên hoang đảo Anatahan thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng, truyền thông, báo chí lúc bấy giờ. Dân tình gọi Kazuko là “bà hoàng đảo Anatahan” và bắt đầu bàn tán xôn xao, thêu dệt nên nhiều chuyện thú vị xoay quanh cuộc sống của người phụ nữ này cùng với những người lính sống trên đảo.

Câu chuyện của Kazuko thu hút sự quan tâm của công chúng.
Câu chuyện của Kazuko thu hút sự quan tâm của công chúng. Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Nhưng sau đó thì chuyện về Kazuko cũng dần giảm đi sức hút rồi công chúng cũng chẳng còn mặn mà bận tâm đến. Và “bà hoàng” của đảo Anatahan một thời đã trở về quê nhà vùng Okinawa sống một cuộc đời bình lặng. Có người nói rằng, Kazuko đã gặp lại người chồng cũ Shoichi và họ đã tái hôn về sống với nhau đến cuối đời.

Còn về 19 người lính còn lại sống trên đảo thì sau khi Kazuko rời đi họ vẫn cố thủ tại Anatahan. Mặc dù chiến tranh đã kết thúc và quân đội Mỹ rải truyền đơn thông báo rằng nước Nhật đã thua cuộc, Thế chiến 2 đã chấm dứt từ năm 1945 nhưng họ vẫn không tin, cho rằng đây là thông tin bịa đặt của quân địch và cố thủ tại Anatahan đến cùng.

Những người lính thì quyết tâm cố thủ tại Anatahan.
Những người lính thì quyết tâm cố thủ tại Anatahan. Ảnh: Kino Lorber

Vào tháng 6 năm 1951 khi phía Mỹ gửi thư kèm ảnh của gia đình những người lính vào bãi biển Anatahan với thông điệp khuyên nhủ họ quay về thì tình hình mới dần thay đổi. Những người lính đã vẫy cờ trắng đầu hàng trước quân Mỹ khi họ đến Anatahan vào ngày 30/06/1951.

Sau đó họ trở về nhà và trải qua khoảng thời gian khốn khổ khi đối mặt với sự thất bại của Đế quốc, nỗi đau của chiến tranh sau những ngày tháng mắc kẹt sinh tồn trên đảo hoang. Họ phải đối mặt với bi kịch thời hậu chiến khi tìm cách tiếp tục mưu sinh kiếm sống, một số người thì chịu cảnh vợ đã tái giá với người khác khi tưởng rằng chồng đã hy sinh ngoài mặt trận.

Cuốn sách về câu chuyện trên đảo Anatahan.
Cuốn sách về câu chuyện trên đảo Anatahan. Ảnh: boundlessoceanofpolitics

Những người lính còn kể lại chuyện đồng đội đã thiệt mạng trên đảo. Họ cho rằng những cái chết này có liên quan đến Kazuko Higa nhưng rồi sau đó mọi chuyện trôi vào quên lãng. Án mạng trên đảo Anatahan vẫn còn nhiều bí ẩn không lời giải đáp.

Câu chuyện của Kazuko và 32 người đàn ông sống trên hoang đảo sau này đã được kể lại, tạo thành nguồn cảm hứng sáng tác trong phim ảnh, sách truyện. Đó là bộ phim Anatahan hay còn có tựa đề The Saga of Anatahan, sản xuất năm 1953 của đạo diễn Josef von Sternberg. Hay tiểu thuyết Cage on the Sea (Chiếc lồng trên biển), xuất bản năm 1998 của nhà văn Kaoru Ohno. 

Cuốn sách về câu chuyện trên đảo Anatahan.
Cuốn sách về câu chuyện trên đảo Anatahan. Ảnh: boundlessoceanofpolitics