eMagazine
0%

Thể thao là một trong những đề tài phổ biến và thành công nhất trong địa hạt manga - anime. Điểm chung thường thấy của các bộ truyện tranh nổi tiếng về chủ đề này như Captain Tsubasa hay Slam Dunk đó là đề cao “tinh thần đồng đội”. Không chỉ trong thể thao, “tinh thần động đội” hay “tính tập thể” còn được xem là triết lý đặc thù trong xã hội Nhật Bản. Thế nhưng, “Blue Lock” - bộ manga bóng đá “hot hit” trong những năm gần đây đã xuất hiện và đi ngược lại với dòng chảy đó.

Blue Lock.
Ảnh: bluelock.fandom.com

Sơ lược về Blue Lock Sơ lược về Blue Lock

Là một bộ shounen manga về thế giới túc cầu do Muneyuki Kaneshiro sáng tác và Yusuke Nomura minh họa, Blue Lock (tiếng Nhật: ブルーロック) được đăng định kì trên Weekly Shounen Magazine của NXB Kodansha từ tháng 8/2018. Sự nổi tiếng của Blue Lock bắt đầu khi tựa truyện bán được hơn 1,9 triệu bản sau 10 tập phát hành.

Tính đến ngày 28 tháng 11 năm 2023, Blue Lock đã vượt mốc 30 triệu bản tại thị trường Nhật Bản.
Tính đến ngày 28 tháng 11 năm 2023, Blue Lock đã vượt mốc 30 triệu bản tại thị trường Nhật Bản. Ảnh: carousell.com

Hiện nay, bộ truyện đã được mua bản quyền và phát hành ở nhiều quốc gia, khu vực khác nhau bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Argentina, chứng minh độ nổi tiếng của Blue Lock trên toàn thế giới.

Mặt khác, phiên bản anime chuyển thể do Eight Bit sản xuất đã được phát hành trên nhiều nền tảng như Animax Asia, iQIYI, Bilibili và Netflix trong sự đón nhận nồng nhiệt, với điểm đánh giá 8,3/10 trên MyAnimeList và IMDb (số liệu cập nhật ngày 8/1/2024).

Trailer bộ phim hoạt hình Blue Lock.

Cốt truyện hấp dẫn Cốt truyện hấp dẫn

Câu chuyện trong Blue Lock lấy bối cảnh và thời gian thực tế, diễn ra sau khi đội tuyển bóng đá Nhật Bản thất bại ở World Cup 2018. Lúc bấy giờ, Liên đoàn bóng đá nước này tin chắc rằng nguyên nhân đằng sau những thất bại là tình trạng thiếu vắng trong đội hình một tiền đạo đẳng cấp thế giới. Với mục tiêu giúp bóng đá Nhật Bản “lột xác”, liên đoàn đã bắt tay cùng huấn luyện viên trẻ Jinpachi Ego để thực hiện một kế hoạch đào tạo đầy rủi ro và chưa từng có mang tên Blue Lock.

Blue Lock mở đầu bằng câu chuyện thất bại của đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2018.
Blue Lock mở đầu bằng câu chuyện thất bại của đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2018.

Có thể nói, dự án bồi dưỡng này không khác nào “đấu trường sinh tử” khi buộc 300 tiền đạo trẻ triển vọng của xứ Phù Tang cạnh tranh nhau khốc liệt qua từng vòng đấu loại trực tiếp cho đến khi tìm ra “con át chủ bài” – tiền đạo xuất sắc nhất đất nước, người sánh ngang với trình độ thế giới và sẽ dẫn dắt các “Samurai Blue” chinh phục cúp vàng World Cup. Trong đó, nhân vật trung tâm của câu chuyện là Yoichi Isagi, một trong những tiền đạo thuộc dự án, mang trong mình ước mơ đại diện cho Nhật Bản trên trường quốc tế.

Điều khiến Blue Lock khác biệt so với các manga bóng đá khác là việc tập trung vào vị trí tiền đạo. Trong môn thể thao vua, vị trí này chịu trách nhiệm ghi bàn và thường là ngôi sao của đội bóng. Blue Lock đưa ý tưởng này lên tầm cao mới: tạo ra một thế giới mà tiền đạo là vị trí quan trọng nhất trên sân; dẫn dắt người đọc khám phá những điều cần thiết để trở thành một tiền đạo xuất sắc cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như những thách thức đi kèm với điều đó.

Chủ nghĩa vị kỉ trong Blue Lock Chủ nghĩa vị kỉ trong Blue Lock

Là môn thể thao đồng đội, bóng đá đề cao tinh thần tập thể, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến trong đội hình với mục đích tối thượng – đưa được quả bóng vào lưới đối thủ. Tuy nhiên, tư tưởng chủ đề của Blue Lock hoàn toàn đi ngược lại điều đó mà coi trọng “chủ nghĩa vị kỉ”.

Trong Blue Lock, “chủ nghĩa vị kỉ - Egoism” là triết lý bóng đá do huấn luyện viên Jinpachi Ego khởi xướng và lấy làm nền tảng cho phương thức huấn luyện lẫn thi đấu của dự án bồi dưỡng đặc biệt. Theo Jinpachi, chủ nghĩa vị kỉ là sự phát huy cái tôi, đòi hỏi cầu thủ phải khát khao ghi bàn và chiến thắng, ưu tiên lợi ích và hiệu suất cá nhân thay vì đặt nặng việc hỗ trợ và hi sinh cho đồng đội, là sự sống còn của một tiền đạo bóng đá. Với triết lý đó, dự án Blue Lock hướng tới tạo ra mẫu tiền đạo tự tin vào khả năng của bản thân, chủ động tìm kiếm cơ hội, sáng tạo trong xử lí bóng, quyết liệt trong dứt điểm và không ngại cạnh tranh với người khác.

Mục đích của Blue Lock là loại bỏ khuôn sáo về tinh thần tập thể phổ biến trong các môn thể thao đồng đội, thay vào đó tập trung theo đuổi sự vĩ đại của cá nhân để giành chiến thắng. Chính cách khai thác độc đáo này khiến Blue Lock trở nên khác biệt với phần còn lại và thu hút độc giả.

Mối liên hệ với World Cup 2022 Mối liên hệ với World Cup 2022

Nếu ở kỳ World Cup 2018 tại xứ sở bạch dương, đội tuyển Nhật Bản bị truyền thông thế giới mỉa mai khi phải “lách qua khe cửa hẹp” giành quyền vào chơi ở vòng 1/8 bằng chỉ số Fair-play thì tại giải đấu 4 năm sau trên đất Qatar, các “Samurai Blue” khiến giới mộ điệu toàn cầu chao đảo khi đả bại cả hai nhà cựu vô địch thế giới là Đức và Tây Ban Nha với cùng kịch bản “lội ngược dòng”, hiên ngang tiến vào vòng knock-out với vị thế đầu bảng. Trong trận đấu loại trực tiếp gặp Croatia sau đó, tuyển Nhật thậm chí đã dẫn trước đại diện châu Âu và chỉ buộc phải dừng bước sau loạt luân lưu may rủi.

Đội tuyển Nhật Bản tại Qatar 2022 là một Samurai Blue rất khác. Màn trình diễn trước những gã khổng lồ của bóng đá châu Âu cho thấy, họ giờ đây không chỉ là một đội bóng của tập thể, tiêu biểu bởi sự đoàn kết, kỷ luật mà còn tràn đầy tham vọng chiến thắng với mỗi cá nhân tự tin vào chính mình và biết tỏa sáng đúng lúc.

Đó là ở phút 83 trong trận đấu với Đức, tiền đạo Takuma Asano trong khoảnh khắc đối mặt thủ thành Manuel Neuer với khoảng trống rất ít, tỉ lệ thành bàn không cao đã tự tin tung ra cú dứt điểm. Kết quả, bóng luồn qua vai trái thủ quân của Die Mannschaft và bay vào lưới.

Những điểm nhấn trong trận đấu vòng bảng giữa Nhật Bản và Đức tại World Cup 2022.

Không ít người hâm mộ tin rằng, bàn thắng vàng của cầu thủ số 18 là một minh chứng cho “chủ nghĩa vị kỉ” – tư tưởng chủ đạo trong Blue Lock. Bởi lẽ, nếu theo lối chơi truyền thống của đội tuyển Nhật Bản, trong tình huống đó, Asano sẽ cố xử lí bóng trong không gian hẹp, chờ đồng đội băng lên để phối hợp. Thực tế, trong tích tắc đó, sự quyết đoán của tiền đạo này đã mang lại quả ngọt cho Nhật Bản.

Bên cạnh đó, tình huống cứu bóng trên vạch vôi rồi chuyền bóng cho đồng đội để nâng tỉ số lên 2-1 của cầu thủ Kaoru Mitoma trong trận đấu với Tây Ban Nha cũng cho thấy một đội tuyển Nhật Bản lì lợm, khao khát chiến thắng và dũng cảm níu lấy mọi cơ hội.

Tình huống cứu bóng trên vạch vôi của Kaoru Mitoma (áo số 9).
Tình huống cứu bóng trên vạch vôi của Kaoru Mitoma (áo số 9). Ảnh: Japan Times

Sau chiến thắng lịch sử này, bộ truyện Blue Lock bỗng chốc trở thành chủ đề bàn tán với câu nói “Blue Lock is real” (Blue Lock có thật) viral khắp các trang mạng xã hội. Các fan của đội tuyển Nhật Bản hóm hỉnh đùa rằng, không biết có phải JFA (Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản) đã thật sự bí mật thực hiện dự án đào tạo Blue Lock hay không.

Ngoài ra, còn có một chi tiết khác cho thấy mối liên kết thần kỳ giữa Blue Lock và đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2022, đó là họa sĩ minh họa của Blue Lock, Yusuke Nomura (cùng họa sĩ Tsujitomo của manga Giant Killing) đã tham gia vào quá trình sản xuất key visual để quảng bá cho áo đấu của tuyển Nhật.

Sự đón nhận của độc giả Sự đón nhận của độc giả

Đề cao chủ nghĩa vị kỉ trong một môn thể thao tập thể, lẽ dĩ nhiên, Blue Lock đã vấp phải những ý kiến trái chiều. Trước tiên, với nhiều fan cứng của manga thể thao, chủ nghĩa vị kỉ trong Blue Lock đã đạp đổ tất cả những giá trị tốt đẹp về tình bạn, tinh thần đồng đội và ý nghĩa cốt lõi của thể thao – vốn là linh hồn của thể loại truyện tranh này, thay vào đó hướng con người ta đến sự ích kỷ, hẹp hòi chỉ chăm chăm làm đẹp cho thành tích cá nhân. Chính vì vậy, Blue Lock thật khó chấp nhận với họ.

Tuy nhiên, đối với những độc giả tự do, Blue Lock như một luồng gió mới. Không ít người nhận định rằng, bộ truyện tựa như một phiên bản khác của “Battle Royale” bởi cốt truyện xoay quanh cuộc cạnh tranh khắc nghiệt của các tiền đạo, thậm chí có người tin, “thể thao” chỉ là phần nổi của tảng băng, chứ thực chất Blue Lock là một manga sinh tồn.

Chủ nghĩa vị kỉ có thực sự là chìa khóa chinh phục thành công trong bóng đá? Chủ nghĩa vị kỉ có thực sự là chìa khóa chinh phục thành công trong bóng đá?

Trước tiên, nói về Blue Lock, tác giả đã đặt nền móng cho tư tưởng chủ đề của tác phẩm bằng cách đưa ra tình huống nhân vật chính Yoichi Isagi, người chơi ở vị trí tiền đạo, bỏ lỡ cơ hội ghi bàn cho đội nhà tại giải bóng đá trung học vì chuyền bóng cho đồng đội thay vì tự mình dứt điểm. Điều đó dễ dẫn dắt người đọc rằng “chính cách chơi quá đồng đội đã dẫn đến thất bại”.

Yoichi Isagi bỏ lỡ cơ hội gỡ hòa vì chơi quá đồng đội. (Đọc các trang truyện từ phải sang trái)
Yoichi Isagi bỏ lỡ cơ hội gỡ hòa vì chơi quá đồng đội. (Đọc các trang truyện từ phải sang trái)

Ngoài ra, huấn luyện viên Jinpachi Ego khi thuyết phục 300 tiền đạo trẻ tham gia dự án đã nói “cầu thủ xuất sắc nhất là người ghi được nhiều bàn nhất” và “trừ phi mang cái tôi vào trận đấu, mấy người sẽ không thể trở thành tiền đạo xuất sắc nhất thế giới”.

Jinpachi Ego nhấn mạnh về cái tôi của cầu thủ.
Jinpachi Ego nhấn mạnh về cái tôi của cầu thủ.

Một cách khách quan, việc đề cao chủ nghĩa vị kỉ trong manga về thể thao tập thể là lối đi rất khác biệt của Blue Lock. Tuy nhiên, sau cùng đây cũng chỉ là tựa truyện tranh giải trí, chứ không phải một quyển sách giáo khoa về bóng đá.

Có thể “chủ nghĩa vị kỉ” mà Blue Lock nói tới có những điểm tích cực như khuyến khích cầu thủ tự tin vào bản thân, rèn luyện để trở nên bản lĩnh trước mọi tình huống và luôn khát khao ghi bàn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bóng đá thực tế, nó rõ ràng vẫn là một môn thể thao tập thể - không chỉ là của 11 cầu thủ trên sân.

Trong bóng đá, rõ ràng, muốn chiến thắng bạn phải ghi bàn, và ghi bàn nhiều hơn đối thủ. Nhưng bóng đá không chỉ là ghi bàn. Nó còn là cuộc chơi của nghệ thuật phòng ngự, chiến thuật khai triển tấn công và mỗi một vị trí trên sân, từ thủ môn đến hậu vệ, trung vệ, tiền vệ, tiền đạo - tất cả đều có vai trò của riêng mình. Trong lịch sử, có thể có những đội bóng “một người” thành công nhưng chắc chắn chiến công đó không thể thiếu nỗ lực của những người còn lại. Tinh thần đoàn kết vì tập thể vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong môn thể thao vua.

Không biết rằng, thành công của đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2022 có liên quan gì đến triết lí vị kỉ hay chăng nhưng cần nhớ rằng, phần lớn những đội vô địch bất kỳ giải bóng đá nào, đều là những tập thể đồng đều ở các tuyến như Tây Ban Nha và Đức ở các kỳ World Cup 2010, 2014, hoặc “một vì tất cả, tất cả vì một” như Argentina ở World Cup 2022.

Liệu người ghi bàn nhiều nhất có phải là cầu thủ xuất sắc nhất?
Liệu người ghi bàn nhiều nhất có phải là cầu thủ xuất sắc nhất?

Jinpachi Ego nhấn mạnh về cái tôi của cầu thủ.
Jinpachi Ego nhấn mạnh về cái tôi của cầu thủ.

Trong bóng đá, rõ ràng, muốn chiến thắng bạn phải ghi bàn, và ghi bàn nhiều hơn đối thủ. Nhưng bóng đá không chỉ là ghi bàn. Nó còn là cuộc chơi của nghệ thuật phòng ngự, chiến thuật khai triển tấn công và mỗi một vị trí trên sân, từ thủ môn đến hậu vệ, trung vệ, tiền vệ, tiền đạo - tất cả đều có vai trò của riêng mình. Trong lịch sử, có thể có những đội bóng “một người” thành công nhưng chắc chắn chiến công đó không thể thiếu nỗ lực của những người còn lại. Tinh thần đoàn kết vì tập thể vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong môn thể thao vua.

Không biết rằng, thành công của đội tuyển Nhật Bản tại World Cup 2022 có liên quan gì đến triết lí vị kỉ hay chăng nhưng cần nhớ rằng, phần lớn những đội vô địch bất kỳ giải bóng đá nào, đều là những tập thể đồng đều ở các tuyến như Tây Ban Nha và Đức ở các kỳ World Cup 2010, 2014, hoặc “một vì tất cả, tất cả vì một” như Argentina ở World Cup 2022.

Ngoài ra, huấn luyện viên Jinpachi Ego khi thuyết phục 300 tiền đạo trẻ tham gia dự án đã nói “cầu thủ xuất sắc nhất là người ghi được nhiều bàn nhất” và “trừ phi mang cái tôi vào trận đấu, mấy người sẽ không thể trở thành tiền đạo xuất sắc nhất thế giới”.

Một cách khách quan, việc đề cao chủ nghĩa vị kỉ trong manga về thể thao tập thể là lối đi rất khác biệt của Blue Lock. Tuy nhiên, sau cùng đây cũng chỉ là tựa truyện tranh giải trí, chứ không phải một quyển sách giáo khoa về bóng đá.

Có thể “chủ nghĩa vị kỉ” mà Blue Lock nói tới có những điểm tích cực như khuyến khích cầu thủ tự tin vào bản thân, rèn luyện để trở nên bản lĩnh trước mọi tình huống và luôn khát khao ghi bàn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bóng đá thực tế, nó rõ ràng vẫn là một môn thể thao tập thể - không chỉ là của 11 cầu thủ trên sân.

Liệu người ghi bàn nhiều nhất có phải là cầu thủ xuất sắc nhất?
Liệu người ghi bàn nhiều nhất có phải là cầu thủ xuất sắc nhất?

Cuối cùng, một tiền đạo ghi nhiều bàn thắng nhất chắc chắn sẽ được ghi nhận ở khả năng ghi bàn, nhưng liệu anh ta có phải là cầu thủ xuất sắc nhất khi bóng đá hiện đại ngày càng đề cao tính toàn diện, từ ghi bàn, kiến tạo đến hỗ trợ phòng ngự? Khát khao ghi bàn là phẩm chất cần có ở một tiền đạo, nhưng tham vọng đến mức xem trọng thành tích cá nhân, giẫm đạp đồng đội, bất chấp kết quả của tập thể thì đó chắc chắn là điều không một đội bóng nào muốn thấy ở cầu thủ của mình.

Đội bóng nào chấp nhận một cầu thủ đặt cá nhân cao hơn tập thể?
Đội bóng nào chấp nhận một cầu thủ đặt cá nhân cao hơn tập thể?

Tạm kết Tạm kết

Dù sao đi nữa, Blue Lock vẫn là bộ truyện thú vị đáng đọc thử nếu bạn không phải là một “tín đồ bóng đá ngoan đạo” và fan cứng của dòng manga thể thao truyền thống, hoặc chỉ đọc với tâm thế giải trí và không đặt nặng bất kì điều gì.